Nằm ở thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lăng mộ Hoàng Hối Khanh là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử khá đặc biệt thời nhà Hồ.Theo sử sách, Hoàng Hối Khanh sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ 14, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Tiến sỹ năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế và đỗ Thái học sinh đời Trần Thuận Tông. Bấy giờ nhà Trần đã suy yếu, quyền hành trong tay Hồ Quý Ly.Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Sau khi lên ngôi, vua Hồ Quý Lý trọng dụng Hoàng Hối Khanh, giao cho ông đảm nhận nhiều trọng trách lớn.Trong sự nghiệp làm quan, Hoàng Hối Khanh được đánh giá là một nhà cải cách kinh tế táo bạo và một nhà ngoại giao khéo léo. Ông được tiếng luôn thanh liêm, chính trực, yêu thương nhân dân và được nhân dân yêu mến.Khi nhà Minh nhăm nhe xâm lược nước Việt, Hoàng Hối Khanh đảm đương cả những nhiệm vụ của một võ tướng. Ông ra lệnh mở xưởng rèn đúc vũ khí, tuyển các thợ giỏi vào các công xưởng quân sự, chỉ huy đắp thành Đa Bang và đóng cọc ở sông Bạch Hạc để ngăn chặn kẻ thù.Khi quân Minh tiến đánh Việt Nam.từ phía Bắc và quân Chiêm nhân thời cơ quấy rối ở phía Nam, Hoàng Hối Khanh cùng các tướng sĩ dưới quyền đã làm mọi cách để bảo vệ đất nước.Tháng 7/1407, Hoàng Hối Khanh bị quân địch bắt được. Để giữ được khí tiết trung quân ái quốc, ông đã tự vẫn. Tướng giặc Minh là Trương Phụ cho quân chặt đầu ông và đem ra bêu ở chợ Đông Đô (thuộc thành phố Vinh ngày nay).Cái chết của Hoàng Hối Khanh phản ánh sự bất lực của một triều đại không thiếu người tài, nhưng vì không được lòng dân mà rơi vào thảm cách mất nước.Đây là bi kịch cá nhân của Hoàng Hối Khanh, cũng là bi kịch của cả một vương triều.Sau này Hoàng Hối Khanh được các vua Nguyễn phong sắc: “Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, Tăng kiết tiết linh thông Hoàng quận công. Tước phong dực bảo trung hưng linh phù đoan túc tôn thần”.Lăng mộ ông được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1845), từ đó đến nay đã được nhân dân góp công góp của trùng tu lại vài lần.Về tổng thể, công trình xây theo dáng cổ, có mặt bằng hình chữ nhật, đăng đối theo đường thần đạo. Các hạng mục công trình từ ngoài vào trong là cổng và vòng thành ngoài, vòng thành trong, hương án, mộ phần và nhà bia.Vào năm 1998, quần thể di tích lịch sử danh nhân Hoàng Hối Khanh gồm khu lăng mộ và miếu thờ cách đó không xa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Nằm ở thôn Đại Giang, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, lăng mộ Hoàng Hối Khanh là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử khá đặc biệt thời nhà Hồ.
Theo sử sách, Hoàng Hối Khanh sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ 14, ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Tiến sỹ năm 1384, dưới thời vua Trần Phế Đế và đỗ Thái học sinh đời Trần Thuận Tông. Bấy giờ nhà Trần đã suy yếu, quyền hành trong tay Hồ Quý Ly.
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Sau khi lên ngôi, vua Hồ Quý Lý trọng dụng Hoàng Hối Khanh, giao cho ông đảm nhận nhiều trọng trách lớn.
Trong sự nghiệp làm quan, Hoàng Hối Khanh được đánh giá là một nhà cải cách kinh tế táo bạo và một nhà ngoại giao khéo léo. Ông được tiếng luôn thanh liêm, chính trực, yêu thương nhân dân và được nhân dân yêu mến.
Khi nhà Minh nhăm nhe xâm lược nước Việt, Hoàng Hối Khanh đảm đương cả những nhiệm vụ của một võ tướng. Ông ra lệnh mở xưởng rèn đúc vũ khí, tuyển các thợ giỏi vào các công xưởng quân sự, chỉ huy đắp thành Đa Bang và đóng cọc ở sông Bạch Hạc để ngăn chặn kẻ thù.
Khi quân Minh tiến đánh Việt Nam.từ phía Bắc và quân Chiêm nhân thời cơ quấy rối ở phía Nam, Hoàng Hối Khanh cùng các tướng sĩ dưới quyền đã làm mọi cách để bảo vệ đất nước.
Tháng 7/1407, Hoàng Hối Khanh bị quân địch bắt được. Để giữ được khí tiết trung quân ái quốc, ông đã tự vẫn. Tướng giặc Minh là Trương Phụ cho quân chặt đầu ông và đem ra bêu ở chợ Đông Đô (thuộc thành phố Vinh ngày nay).
Cái chết của Hoàng Hối Khanh phản ánh sự bất lực của một triều đại không thiếu người tài, nhưng vì không được lòng dân mà rơi vào thảm cách mất nước.Đây là bi kịch cá nhân của Hoàng Hối Khanh, cũng là bi kịch của cả một vương triều.
Sau này Hoàng Hối Khanh được các vua Nguyễn phong sắc: “Đặc tấn phụ quốc, Thượng tướng quân, Tăng kiết tiết linh thông Hoàng quận công. Tước phong dực bảo trung hưng linh phù đoan túc tôn thần”.
Lăng mộ ông được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1845), từ đó đến nay đã được nhân dân góp công góp của trùng tu lại vài lần.
Về tổng thể, công trình xây theo dáng cổ, có mặt bằng hình chữ nhật, đăng đối theo đường thần đạo. Các hạng mục công trình từ ngoài vào trong là cổng và vòng thành ngoài, vòng thành trong, hương án, mộ phần và nhà bia.
Vào năm 1998, quần thể di tích lịch sử danh nhân Hoàng Hối Khanh gồm khu lăng mộ và miếu thờ cách đó không xa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.