1. Pháo đài cổ Núi Lớn là một trận địa pháo quy mô lớn được xây dựng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Ngày nay công trình này nằm bên một con đường quanh co ở lưng chừng núi Lớn của TP Vũng Tàu.Pháo đài được khởi công năm 1885 và kéo dài trong vòng 15 năm mới hoàn thành với diện tích trên 1 ha, ở độ cao 100 mét so với mực nước biển, có quy mô, độ kiên cố và hiện đại bậc nhất Đông Dương thời đó.Nơi đây có 6 khẩu trọng pháo do Pháp chế tạo từ năm 1872-1876, được đặt trên bệ, bố trí theo hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau khoảng 17,5 mét.Các khẩu pháo được đặt trên mâm pháo có thể quay 360 độ và nâng hay hạ tầm bắn nhờ vào hệ thống đĩa có răng cưa gắn với bệ pháo.Phía sau pháo đài kiên cố này là mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của những người lao dịch khổ sai. Họ phải xẻ đá, phá núi làm đường, đào hào giao thông, xây hầm công sự bằng đôi tay mình... Ngày nay pháo đài cổ Núi Lớn là một điểm tham quan nổi tiếng ở Vũng Tàu.2. Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.Pháo đài này được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương. Công trình gồm hai tầng, gồm tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.Các bức tường ở đồn dày trung bình 80 cm, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt với tầm bao quát rất rộng.Phía dưới đồn, nơi giáp với vách đá dựng đứng có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc. Theo thời gian, Đồn Cao đã bị đổ nát nhiều dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.Năm 2013, pháo đài Đồn Cao đã được trùng tu tôn tạo để phục vụ việc phát triển du lịch. Ngày nay công trình là một điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi ghé thăm cao nguyên đá Đồng Văn.3. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt - Trung 2km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho...Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, trên 100 chiến sĩ thuộc Đại đội 5 Công an vũ trang Lạng Sơn được bố trí tại đây đã chiến đấu anh dũng, đánh bật hàng chục đợt tấn công của đối phương hòng chiếm lấy cao điểm.Vào năm 2002, pháo đài Đồng Đăng được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Lạng Sơn.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Pháo đài cổ Núi Lớn là một trận địa pháo quy mô lớn được xây dựng ở Đông Dương thời Pháp thuộc. Ngày nay công trình này nằm bên một con đường quanh co ở lưng chừng núi Lớn của TP Vũng Tàu.
Pháo đài được khởi công năm 1885 và kéo dài trong vòng 15 năm mới hoàn thành với diện tích trên 1 ha, ở độ cao 100 mét so với mực nước biển, có quy mô, độ kiên cố và hiện đại bậc nhất Đông Dương thời đó.
Nơi đây có 6 khẩu trọng pháo do Pháp chế tạo từ năm 1872-1876, được đặt trên bệ, bố trí theo hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau khoảng 17,5 mét.
Các khẩu pháo được đặt trên mâm pháo có thể quay 360 độ và nâng hay hạ tầm bắn nhờ vào hệ thống đĩa có răng cưa gắn với bệ pháo.
Phía sau pháo đài kiên cố này là mồ hôi, xương máu và cả sinh mạng của những người lao dịch khổ sai. Họ phải xẻ đá, phá núi làm đường, đào hào giao thông, xây hầm công sự bằng đôi tay mình... Ngày nay pháo đài cổ Núi Lớn là một điểm tham quan nổi tiếng ở Vũng Tàu.
2. Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Pháo đài này được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1200 mét so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương. Công trình gồm hai tầng, gồm tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.
Các bức tường ở đồn dày trung bình 80 cm, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt với tầm bao quát rất rộng.
Phía dưới đồn, nơi giáp với vách đá dựng đứng có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc. Theo thời gian, Đồn Cao đã bị đổ nát nhiều dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Năm 2013, pháo đài Đồn Cao đã được trùng tu tôn tạo để phục vụ việc phát triển du lịch. Ngày nay công trình là một điểm tham quan thú vị dành cho du khách khi ghé thăm cao nguyên đá Đồng Văn.
3. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt - Trung 2km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho...
Khi cuộc chiến tranh biên giới nổ ra, trên 100 chiến sĩ thuộc Đại đội 5 Công an vũ trang Lạng Sơn được bố trí tại đây đã chiến đấu anh dũng, đánh bật hàng chục đợt tấn công của đối phương hòng chiếm lấy cao điểm.
Vào năm 2002, pháo đài Đồng Đăng được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Lạng Sơn.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.