Tần Thủy Hoàng nổi tiếng lịch sử là vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Ông hoàng này được biết đến với tính cách tàn nhẫn và độc đoán.Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh bởi cái chết nên trong suốt thời gian cầm quyền đã theo đuổi thuật trường sinh bất lão. Đồng thời, ông cũng phái nhiều người và tiêu tốn nhiều tiền bạc để đi tìm phương thuốc bất tử nhưng không thành công.Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh và qua đời khi đang trên đường vi hành. Cũng có một số người nghi ngờ Tần Thủy Hoàng chết vì bị ám sát. Người bị nghi ngờ nhiều nhất là thái giám Triệu Cao. Cho đến nay, cái chết của Tần Thủy Hoàng vẫn còn nhiều tranh cãi.Liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia còn tìm được một số tài liệu cho thấy cái chết của vị hoàng đế này đã được dự đoán từ sớm.Từ thời xưa, các bậc vua chúa Trung Hoa thường được gọi là "thiên tử" (tức "con trời"). Do vậy, các đời vua luôn coi trọng thuật chiêm tinh vì cho rằng các hiện tượng thiên văn trên bầu trời là điềm báo về vận mệnh của vua chúa và tình hình xã tắc.Vào năm Tần Thủy Hoàng qua đời, "Sử ký" có ghi chép về việc một hiện tượng thiên văn cực xấu xuất hiện là huỳnh hoặc thủ tâm.Trong đó, “huỳnh hoặc” là cách người xưa gọi sao Hỏa. “Tâm” là tên gọi tắt của chòm “Tâm Túc”. Chòm sao Tâm Túc được cấu thành từ 3 ngôi sao. Ngày nay, chòm sao này nằm trong chòm sao Bọ Cạp.Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.Người Trung Quốc thời xưa quan niệm, trong chòm Tâm Túc, sao sáng nhất đại diện cho Hoàng đế và hai ngôi sao còn lại tượng trưng cho Thái tử và con thứ. Huỳnh hoặc thủ tâm xuất hiện được cho là điềm báo sắp có tai họa lớn như hoàng đế sẽ mất ngôi hoặc băng hà.Khi quan sát thấy huỳnh hoặc thủ tâm xuất hiện, các nhà chiêm tinh, thầy phong thủy không dám bẩm tấu với Tần Thủy Hoàng vì sợ trong lúc tức giận sẽ bị nhà vua giết.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)
Tần Thủy Hoàng nổi tiếng lịch sử là vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc. Ông hoàng này được biết đến với tính cách tàn nhẫn và độc đoán.
Đặc biệt, Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh bởi cái chết nên trong suốt thời gian cầm quyền đã theo đuổi thuật trường sinh bất lão. Đồng thời, ông cũng phái nhiều người và tiêu tốn nhiều tiền bạc để đi tìm phương thuốc bất tử nhưng không thành công.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh và qua đời khi đang trên đường vi hành. Cũng có một số người nghi ngờ Tần Thủy Hoàng chết vì bị ám sát. Người bị nghi ngờ nhiều nhất là thái giám Triệu Cao. Cho đến nay, cái chết của Tần Thủy Hoàng vẫn còn nhiều tranh cãi.
Liên quan đến cái chết của
Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia còn tìm được một số tài liệu cho thấy cái chết của vị hoàng đế này đã được dự đoán từ sớm.
Từ thời xưa, các bậc vua chúa Trung Hoa thường được gọi là "thiên tử" (tức "con trời"). Do vậy, các đời vua luôn coi trọng thuật chiêm tinh vì cho rằng các hiện tượng thiên văn trên bầu trời là điềm báo về vận mệnh của vua chúa và tình hình xã tắc.
Vào năm Tần Thủy Hoàng qua đời, "Sử ký" có ghi chép về việc một hiện tượng thiên văn cực xấu xuất hiện là huỳnh hoặc thủ tâm.
Trong đó, “huỳnh hoặc” là cách người xưa gọi sao Hỏa. “Tâm” là tên gọi tắt của chòm “Tâm Túc”. Chòm sao Tâm Túc được cấu thành từ 3 ngôi sao. Ngày nay, chòm sao này nằm trong chòm sao Bọ Cạp.
Theo đó, “Huỳnh hoặc thủ tâm” là hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.
Người Trung Quốc thời xưa quan niệm, trong chòm Tâm Túc, sao sáng nhất đại diện cho Hoàng đế và hai ngôi sao còn lại tượng trưng cho Thái tử và con thứ. Huỳnh hoặc thủ tâm xuất hiện được cho là điềm báo sắp có tai họa lớn như hoàng đế sẽ mất ngôi hoặc băng hà.
Khi quan sát thấy huỳnh hoặc thủ tâm xuất hiện, các nhà chiêm tinh, thầy phong thủy không dám bẩm tấu với Tần Thủy Hoàng vì sợ trong lúc tức giận sẽ bị nhà vua giết.
Video: Tái hiện trận chiến lịch sử của Hoàng đế Napoleon (nguồn: VTC14)