Vào năm 1995, một nông dân họ Hồ sống ở Mỗ thôn, Thương Khâu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đi cuốc đất thì vô tình đào được một "củ cải". Ông đào tiếp thì tìm thấy thêm một " cây củ cải". Điều này khiến ông ngạc nhiên và khó hiểu khi chúng là những cây rau củ thường thấy nhưng lại được chôn sâu trong đất.Vì tò mò nên ông Hồ mang "cây củ cải và cải thảo" về nhà. Khi kiểm tra kỹ, ông nhận thấy đó là những bức tượng tạc hình củ cải và cải thảo trông giống như thật. Ông Hồ đặt "cây củ cải và cải thảo" lên trên bàn trà để làm đồ trang trí cho phòng khách.Đến năm 1997, bảo tàng Hà Nam tiến hành một cuộc khảo sát và thu thập các di tích văn hóa từ người dân. Khi các chuyên gia thuộc bảo tàng đến địa phương, ông Hồ đã đem "cây cải thảo" và "củ cải" đến để họ kiểm tra xem đó thực chất là gì.Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, các chuyên gia vô cùng vui mừng bởi "cây cải thảo" và "củ cải" mà ông Hồ tìm thấy là di tích văn hóa quý hiếm. Họ đã thuyết phục ông Hồ trao 2 di tích văn hóa này cho bảo tàng và gửi tặng ông 800 Ngân dân tệ (hơn 2,7 triệu đồng) cũng như vinh danh công lao của ông trong việc tìm thấy cổ vật quý hiếm.Theo kiểm tra của các chuyên gia, "cây cải thảo" và "củ cải" được chế tác từ ngà voi. Chúng được các nghệ nhân tạo ra từ thời hoàng đế Càn Long. Vào thời kỳ đó, kỹ thuật chạm khắc và nhuộm ngà voi rất phổ biến. Vậy nên, thợ thủ công đã chế tác "cây cải thảo" và "củ cải" sống động như thật.Trên "cây cải thảo" còn có một con châu chấu màu xanh và một con bọ rùa màu đỏ. Một vài bông hoa dại màu hồng được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo ở phần thân của "cây cải thảo" quý hiếm."Cây củ cải" được chế tác tinh xảo không kém "cây cải thảo". Ở phần đầu của "cây củ cải" có một con châu chấu. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng màu sắc của "cây cải thảo" và "củ cải" vẫn rõ nét mà không bị bay màu. Thông thường, màu sắc trên những tác phẩm chạm khắc từ ngà voi sẽ phai màu dần sau khoảng 2 - 3 năm.Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng tò mò nên cố gắng tìm hiểu kỹ thuật chạm khắc ngà voi của người dân sống cách đây hơn 300 năm.Về mục đích tạo ra "cây cải thảo" và "củ cải", một số chuyên gia cho rằng chúng phát âm gần giống với từ "của cải". Vậy nên, chúng có thể được người xưa tạo ra như vật trang trí phong thủy giúp chủ nhân may mắn, thịnh vượng.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.
Vào năm 1995, một nông dân họ Hồ sống ở Mỗ thôn, Thương Khâu, thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đi cuốc đất thì vô tình đào được một "củ cải". Ông đào tiếp thì tìm thấy thêm một " cây củ cải". Điều này khiến ông ngạc nhiên và khó hiểu khi chúng là những cây rau củ thường thấy nhưng lại được chôn sâu trong đất.
Vì tò mò nên ông Hồ mang "cây củ cải và cải thảo" về nhà. Khi kiểm tra kỹ, ông nhận thấy đó là những bức tượng tạc hình củ cải và cải thảo trông giống như thật. Ông Hồ đặt "cây củ cải và cải thảo" lên trên bàn trà để làm đồ trang trí cho phòng khách.
Đến năm 1997, bảo tàng Hà Nam tiến hành một cuộc khảo sát và thu thập các di tích văn hóa từ người dân. Khi các chuyên gia thuộc bảo tàng đến địa phương, ông Hồ đã đem "cây cải thảo" và "củ cải" đến để họ kiểm tra xem đó thực chất là gì.
Sau khi kiểm tra tỉ mỉ, các chuyên gia vô cùng vui mừng bởi "cây cải thảo" và "củ cải" mà ông Hồ tìm thấy là di tích văn hóa quý hiếm. Họ đã thuyết phục ông Hồ trao 2 di tích văn hóa này cho bảo tàng và gửi tặng ông 800 Ngân dân tệ (hơn 2,7 triệu đồng) cũng như vinh danh công lao của ông trong việc tìm thấy cổ vật quý hiếm.
Theo kiểm tra của các chuyên gia, "cây cải thảo" và "củ cải" được chế tác từ ngà voi. Chúng được các nghệ nhân tạo ra từ thời hoàng đế Càn Long. Vào thời kỳ đó, kỹ thuật chạm khắc và nhuộm ngà voi rất phổ biến. Vậy nên, thợ thủ công đã chế tác "cây cải thảo" và "củ cải" sống động như thật.
Trên "cây cải thảo" còn có một con châu chấu màu xanh và một con bọ rùa màu đỏ. Một vài bông hoa dại màu hồng được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo ở phần thân của "cây cải thảo" quý hiếm.
"Cây củ cải" được chế tác tinh xảo không kém "cây cải thảo". Ở phần đầu của "cây củ cải" có một con châu chấu. Dù trải qua hàng trăm năm nhưng màu sắc của "cây cải thảo" và "củ cải" vẫn rõ nét mà không bị bay màu. Thông thường, màu sắc trên những tác phẩm chạm khắc từ ngà voi sẽ phai màu dần sau khoảng 2 - 3 năm.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu vô cùng tò mò nên cố gắng tìm hiểu kỹ thuật chạm khắc ngà voi của người dân sống cách đây hơn 300 năm.
Về mục đích tạo ra "cây cải thảo" và "củ cải", một số chuyên gia cho rằng chúng phát âm gần giống với từ "của cải". Vậy nên, chúng có thể được người xưa tạo ra như vật trang trí phong thủy giúp chủ nhân may mắn, thịnh vượng.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.