Vào ngày 30/1/1945, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tập kích ở Cabanatuan, Philippines, giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh của Nhật Bản. Đây được coi là cuộc giải cứu tù binh kinh điển bậc nhất Thế chiến II.Về hoàn cảnh của cuộc tập kích, sau cuộc di chuyển cưỡng bức chết chóc năm 1942 do quân đội Nhật thực hiện đối với tù binh 76.000 tù binh Mỹ và Philippines sau trận Bataan, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù gần thành phố Cabanatuan.Điều kiện ở trại Cabanatuan hết sức kinh khủng và các vụ hành quyết hàng loạt là chuyện thường xuyên xảy ra. Lo ngại cho số phận các tù binh của mình, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành một chiến dịch mạo hiểm để giải cứu vào đầu năm 1945.Công tác lập kế hoạch chiến dịch đã được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị trước khi tấn công.Khi chiến dịch bắt đầu, Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo. Anh lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trại tù binh, bằng cách vừa tắt rồi lại khởi động động cơ tạo ra những tiếng nổ lớn như thể chiếc máy bay bị hỏng và sắp rơi đến nơi.Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để lực lượng Đồng minh gồm 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 lính Philippines tấn công trại tù binh.Kết quả, chiến dịch thành công với tổn thất tối thiểu. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.Ngày nay, một khu tưởng niệm đã được xây dựng tại trại Cabanatuan, nơi diễn ra cuộc tập kích kinh điển ngày 30/1/1945.Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.
Vào ngày 30/1/1945, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tập kích ở Cabanatuan, Philippines, giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh của Nhật Bản. Đây được coi là cuộc giải cứu tù binh kinh điển bậc nhất Thế chiến II.
Về hoàn cảnh của cuộc tập kích, sau cuộc di chuyển cưỡng bức chết chóc năm 1942 do quân đội Nhật thực hiện đối với tù binh 76.000 tù binh Mỹ và Philippines sau trận Bataan, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù gần thành phố Cabanatuan.
Điều kiện ở trại Cabanatuan hết sức kinh khủng và các vụ hành quyết hàng loạt là chuyện thường xuyên xảy ra. Lo ngại cho số phận các tù binh của mình, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành một chiến dịch mạo hiểm để giải cứu vào đầu năm 1945.
Công tác lập kế hoạch chiến dịch đã được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị trước khi tấn công.
Khi chiến dịch bắt đầu, Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo. Anh lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trại tù binh, bằng cách vừa tắt rồi lại khởi động động cơ tạo ra những tiếng nổ lớn như thể chiếc máy bay bị hỏng và sắp rơi đến nơi.
Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để lực lượng Đồng minh gồm 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 lính Philippines tấn công trại tù binh.
Kết quả, chiến dịch thành công với tổn thất tối thiểu. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.
Ngày nay, một khu tưởng niệm đã được xây dựng tại trại Cabanatuan, nơi diễn ra cuộc tập kích kinh điển ngày 30/1/1945.
Mời quý độc giả xem clip: 10 vũ khí ảnh hưởng nhất Thế chiến II.