Hầu hết những vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại trong lịch sử cổ đại Trung Quốc đều có một kết cục không mấy tốt đẹp. Có thể thấy rõ khi Hoàng đế Sùng Trinh nhìn thấy giang sơn của mình bị quân địch đánh chiếm mà đau lòng đến tự sát, hoặc bị tân triều giam giữ một cách nhục nhã như một vài vị hoàng đế.
Ngoài ra, không thể không kể đến câu chuyện của Hán Hiến đế, ông vua cuối cùng của nhà Đông Hán bị Đổng Trác, Tào Tháo thao túng; Tống Huy Tông, triều Bắc Tống và người nhà bị quân Kim đày tới phương Bắc, từng người từng người bị đày đọa xỉ nhục; Tống Cung Tông, hoàng đế cuối triều Nam Tống bị quân Mông Cổ lôi tới vùng Tây Bắc, làm nô lệ suốt 50 năm ròng.
Thế nên có thể nói, Phổ Nghi là một trong những vị hoàng đế cuối cùng có kết cục tốt đẹp nhất. Sau khi thoái vị, Phổ Nghi vẫn được sống trong cung điện Tử Cấm Thành gần 12 năm, hàng ngày vẫn có cung nữ thái giám hầu hạ, hàng năm, chính quyền Bắc Dương cấp phí sinh hoạt.
Sau khi bị Phùng Ngọc Tường đuổi ra ngoài Tử Cấm Thành, mặc dùng Phổ Nghi trở thành bù nhìn trong tay người khác, bị bắt thi hành án trong tù, nhưng cuối cùng ông vẫn sống tới 61 tuổi, sau khi qua đời được chuyển tới khu lăng mộ hoàng gia Hoa Long.
Trên thực tế, sau khi thoái vị, Phổ Nghi vẫn có quyền lực nhất định, nhờ vào "Điều khoản đãi ngộ đối với Hoàng đế thoái vị" được ký giữa Long Dụ Thái hậu và quân cách mạng, trong đó bao gồm điều kiện Trung Hoa Dân Quốc phải đối đãi lễ nghi với hoàng đế sau khi thoái vị, các thị vệ canh giữ như bình thường, phí sinh hoạt hàng năm 4 triệu lượng...
Khi hai bên thỏa thuận, rất nhiều điều khoản đều đã bàn bạc ổn thỏa, nhưng duy chỉ có 1 điều kiện, Long Dụ Thái hậu không chịu thỏa hiệp mà kiên trì đấu tranh với quân cách mạng đến cùng.
Cuối cùng đoàn người Viên Thế Khải vì muốn nhanh chóng thực hiện dã tâm của mình, nên đã phải đồng ý yêu cầu của Long Dụ Thái hậu.
Vậy rốt cục điều khoản khoản đó là gì?
Nghiêm túc mà nói, hoàng đế Quang Tự không có con nối dõi, Phổ Nghi là con trai của Thuần Thân vương, nên Long Dụ Thái hậu và Phổ Nghi hoàn toàn không có quan hệ huyết thống. Hơn nữa, khi Quang Tự Đế còn tại vị, ngôi vị hoàng hậu cũng chỉ đơn thuần là một chức danh cao quý.
Trong mắt Hoàng đế Quang Tự, Long Dụ - vị hoàng hậu mà Từ Hy lựa chọn chỉ là công cụ kiểm soát mình, nên ông luôn không ưa gì Long Dụ, ngược lại vô cùng yêu thương vị Trân phi hoạt bát, ngây thơ. Vậy nên khi Quang Tự trị vì, địa vị của Long Dụ trong cung tương đối khó xử.
Cho dù như vậy, Long Dụ vẫn dốc sức giúp Đại Thanh tiếp tục thoi thóp duy trì. Thế nhưng một Đại Thanh tồn tại đầy bấp bênh khi đó không phải chỉ một mình Long Dụ có thể cứu vãn được, ngoài tận lực ra thì chỉ có thể nghe theo ý trời.
Năm 1911 - năm thứ 3 Long Dụ Thái hậu buông rèm nhiếp chính, cũng là một trong hai năm tồn tại cuối cùng của Đại Thanh. Ngày 7 tháng 12 năm đó, khi tiếng súng quân cách mạng sắp chạm tới đất kinh thành, việc thoái vị của hoàng đế nhà Thanh bắt đầu được thực hiện.
Theo ghi chép của Hứa Bảo Hành, thư ký triều đình, Viên Thế Khải và Long Dụ Thái hậu mật đàm hơn 1 giờ đồng hồ, sau đó bà nói với Viên: "Mọi sự còn lại, ta không thể tường tận, sau này đều do ngươi phụ trách."
Viên Thế Khải với tư cách là nghị hòa đại thần của nhà Thanh tiến hành đàm phán với quân cách mạng.
Trước những điều khoản hòa giải Viên Thế Khải đưa ra, gần như Long Dụ thái hậu đều không phản đối, ngoại trừ điều kiện "phí sinh hoạt hàng năm 3 triệu vạn lượng". Bà cho rằng số tiền này là một sự xỉ nhục đối với thân phận hoàng đế, nên cuối cùng họ đã tăng từ 3 triệu lên 4 triệu lượng.
Mặc dù Lòng Dụ Thái hậu giống Từ Hy Thái hậu, dìu dắt ấu chúa đăng cơ, buông rèm nghe chính sự, nhưng lại để lại nhiều tiếng thơm hơn so với Từ Hy Thái hậu. Theo Nhật báo Trung Quốc "Tuy chịu nhiều ấm ức chốn thâm cung hơn 20 năm ròng, dù không đáng tự hào nhưng cũng không có gì chê trách. Hoàng đế nhà Thanh thoái vị, nhiều thế lực bủa vây, lịch sử Trung Hoa cũng không mất đi nhân vật có cốt cách như vậy."