Chuyện rùng mình sau bức ảnh “Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa“

Google News

(Kiến Thức) - "Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa" là một trong những bức ảnh kinh điển thế giới. Câu chuyện về bức ảnh này khiến nhiều người không khỏi nghẹn lòng khi nhìn thấy khoảnh khắc chết chóc của những người Do Thái trong cuộc thảm sát do phát xít Đức thực hiện.

Bức ảnh "Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa" được chụp tại Vinnytsia, Ukraine năm 1942. Người ta đã tìm thấy bức ảnh gây chấn thế giới này trong album cá nhân của người lính Einsatzgruppen D.
Khi lật mặt sau của bức ảnh trên, người ta nhìn thấy dòng chữ “Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa”. Trong bức ảnh, mọi người dễ dàng nhận thấy một thành viên của Einsatzgruppe D - đơn vị bán quân sự của lực lượng SS thuộc Đức quốc xã - chuẩn bị bắn chết một người đàn ông Do Thái.
Bức ảnh "Người Do Thái cuối cùng ở Vinnitsa" là một trong những khoảnh khắc ghi dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử nhân loại.
Người đàn ông Do Thái trong bức ảnh đang quỳ trước ngôi mộ tập thể ở Vinnitsa. Ngôi mộ tập thể này khiến nhiều người rùng mình khi nhìn thấy nhiều người Do Thái bị phát xít Đức giết hại một cách dã man và chôn cất sơ sài.
Vào thời điểm chụp bức ảnh này, Đức quốc xã thực hiện cuộc thảm sát người Do Thái lần thứ 3 ở Vinnitsa với số người chết lên đến 6.000 người.
Mời quý độc giả xem video: Xuất hiện video từ phòng khách sạn của tay súng Las Vegas (nguồn: ABC News)
Trước cuộc thảm sát đẫm máu này, Đức quốc xã đã thực hiện 2 sự kiện tương tự ở Vinnitsa trong thời gian từ năm 1941-1942. Trong đó, cuộc thảm sát người Do Thái đầu tiên ở Vinnitsa đã cướp đi sinh mạng của khoảng 24.000 người và con số ở cuộc thảm sát thứ hai là 28.000 người.
Với những con số thương vong trên, người Do Thái ở Vinnitsa gần như bị "xóa sổ" hoàn toàn. Chỉ có một số ít người Do Thái ở Vinnitsa thoát được lưỡi hái tử thần của phát xít Đức bằng cách lẩn trốn đến nơi khác sinh sống để tránh bị bắt giữ và giết hại.
Bức ảnh này trở thành một trong những bằng chứng không thể chối cãi về tội ác chống lại nhân loại của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới 2.
Tâm Anh (theo VT)

>> xem thêm

Bình luận(0)