Từ lâu, Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên đã trở thành một trong những dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Cứ đến rằng tháng 8 hàng năm, nhà nhà lại quây quần bên nhau để cùng thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo, nhâm nhi tách trà, “tám” vài ba câu chuyện vui vui.Trung thu còn được coi là dịp Tết của thiếu nhi, người lớn sẽ bày cỗ, tặng đồ chơi, lồng đèn, mặt nạ cho trẻ em. Nhà nào có điều kiện còn tổ chức múa lân, sư, rồng, hát trống quân cho cả xóm cùng chung vui.Bánh trung thu xưa lấy nguồn nguyên liệu gần gũi, giản dị, chỉ gói gọn trong vòng bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm, hoặc cùng lắm có thêm cái bánh dẻo chay... Song với hương vị cổ truyền vẫn làm say lòng nhiều thế hệ.Ngày nay, ẩm thực hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại bánh với các loại nhân đặc sắc, mẫu mã khác nhau. Không còn bó hẹp ở chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, bánh trung thu theo thời gian cũng phát triển với rất nhiều dòng sản phẩm, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, biếu tặng của mọi người.Những chiếc bánh trung thu ngày nay được biến tấu thành nhiều hình dạng như thỏ ngọc, bông hoa,… Bên cạnh đó còn đa dạng hương vị như chocolate, tiramisu, cà phê, matcha, trứng muối,…Đèn kéo quân, đèn ông sao năm cánh biến mất dần, hoặc không còn thu hút sự chú ý của trẻ con thời nay nữa, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, có cả nhân vật từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai.Đèn kéo quân.Trung thu ngày xưa, trẻ con hay được bố mẹ mua cho những chiếc mặt nạ giấy bồi hình chị Hằng, chú Cuội,… làm từ giấy màu, keo dán vô cùng bắt mắt được sản xuất từ các làng nghề truyền thống.Ngày nay, dường như những chiếc mặt nạ ấy đã dần trở nên mai một.Thay vào đó là các sản phẩm du nhập từ nước ngoài với đủ các hình thù kỳ dị, trông như đồ dùng hoá trang cho ngày Halloween vậy.Mặt nạ hóa trang như ngày Halloween.Theo truyền thống, trong đêm Trung thu, người Việt sẽ tổ chức múa lân trong tiếng trống huyên náo tưng bừng.Các em nhỏ được phá cỗ trông trăng ở gia đình hoặc khu xóm và hoà mình vao các trò chơi dân gian như rồng rắn, hát đồng dao,…Ngày nay, một số nét truyền thống ấy vẫn được duy trì, tuy nhiên, tại khu vực đô thị, trẻ em thường được bố mẹ đưa tới những địa điểm tổ chức.Các em đón Trung thu tại các trung tâm thương mại sầm uất hoặc ra đường ngắm phố phường.
Từ lâu, Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên đã trở thành một trong những dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Cứ đến rằng tháng 8 hàng năm, nhà nhà lại quây quần bên nhau để cùng thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo, nhâm nhi tách trà, “tám” vài ba câu chuyện vui vui.
Trung thu còn được coi là dịp Tết của thiếu nhi, người lớn sẽ bày cỗ, tặng đồ chơi, lồng đèn, mặt nạ cho trẻ em. Nhà nào có điều kiện còn tổ chức múa lân, sư, rồng, hát trống quân cho cả xóm cùng chung vui.
Bánh trung thu xưa lấy nguồn nguyên liệu gần gũi, giản dị, chỉ gói gọn trong vòng bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm, hoặc cùng lắm có thêm cái bánh dẻo chay... Song với hương vị cổ truyền vẫn làm say lòng nhiều thế hệ.
Ngày nay, ẩm thực hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại bánh với các loại nhân đặc sắc, mẫu mã khác nhau. Không còn bó hẹp ở chiếc bánh nướng, bánh dẻo truyền thống, bánh trung thu theo thời gian cũng phát triển với rất nhiều dòng sản phẩm, linh hoạt đáp ứng nhu cầu thưởng thức, biếu tặng của mọi người.
Những chiếc bánh trung thu ngày nay được biến tấu thành nhiều hình dạng như thỏ ngọc, bông hoa,… Bên cạnh đó còn đa dạng hương vị như chocolate, tiramisu, cà phê, matcha, trứng muối,…
Đèn kéo quân, đèn ông sao năm cánh biến mất dần, hoặc không còn thu hút sự chú ý của trẻ con thời nay nữa, thay vào đó là hàng trăm mẫu đèn với màu sắc và hình thù khác nhau, có cả nhân vật từ các bộ phim hoạt hình nước ngoài, đa phần chạy bằng pin và điện, còn có thể phát ra các bài nhạc vui tai.
Đèn kéo quân.
Trung thu ngày xưa, trẻ con hay được bố mẹ mua cho những chiếc mặt nạ giấy bồi hình chị Hằng, chú Cuội,… làm từ giấy màu, keo dán vô cùng bắt mắt được sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
Ngày nay, dường như những chiếc mặt nạ ấy đã dần trở nên mai một.
Thay vào đó là các sản phẩm du nhập từ nước ngoài với đủ các hình thù kỳ dị, trông như đồ dùng hoá trang cho ngày Halloween vậy.
Mặt nạ hóa trang như ngày Halloween.
Theo truyền thống, trong đêm Trung thu, người Việt sẽ tổ chức múa lân trong tiếng trống huyên náo tưng bừng.
Các em nhỏ được phá cỗ trông trăng ở gia đình hoặc khu xóm và hoà mình vao các trò chơi dân gian như rồng rắn, hát đồng dao,…
Ngày nay, một số nét truyền thống ấy vẫn được duy trì, tuy nhiên, tại khu vực đô thị, trẻ em thường được bố mẹ đưa tới những địa điểm tổ chức.
Các em đón Trung thu tại các trung tâm thương mại sầm uất hoặc ra đường ngắm phố phường.