Trong số các hoàng đế Trung Quốc, Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm là ông hoàng được nhiều người nhớ đến với chuyện tình "chị em" khắc cốt ghi tâm với người vú em tên là Vạn Trinh Nhi.Vạn Trinh Nhi vào cung từ năm 4 tuổi và theo hầu Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị. Về sau, Vạn Trinh Nhi được Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị giao cho nhiệm vụ làm bảo mẫu cho Chu Kiến Thâm.Theo đó, ngay từ khi còn nhỏ, Chu Kiến Thâm luôn được Vạn Trinh Nhi ân cần chăm sóc. Không chỉ là một vú em, Vạn Trinh Nhi được xem giống như một người bạn tâm giao, cùng chia sẻ vui buồn với Chu Kiến Thâm. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Chu Kiến Thâm và Vạn Trinh Nhi vô cùng gần gũi, thân thiết.Nhờ khoảng thời gian bên nhau, Chu Kiến Thâm có tình cảm trai gái với Vạn Trinh Nhi dù biết bà hơn ông 17 tuổi. Năm 1464, Chu Kiến Thâm lên ngôi vua và niên hiệu là Minh Hiến Tông.Sau khi trở thành hoàng đế, Chu Kiến Thâm muốn phong cho người tình Vạn Trinh Nhi làm hoàng hậu. Thế nhưng, do tuổi tác của bà (lúc ấy 35 tuổi) không phù hợp với quy định cho ngôi vị hoàng hậu nên cuối cùng Minh Hiến Tông phong bà làm quý phi.Dù không thể trở thành hoàng hậu nhưng Minh Hiến Tông rất mực sủng ái Vạn Quý Phi khiến các giai nhân trong hậu cung "ghen đỏ mắt" và tính kế hãm hại.Vạn Trinh Nhi sinh cho Minh Hiến Tông một người con trai khi bà 37 tuổi. Nhà vua vô cùng vui mừng khi có hoàng tử này. Thế nhưng, người con này chết yếu khi mới 10 tháng tuổi.Kể từ đó về sau, Vạn Quý Phi không sinh thêm được người con nào. Dù không có con cái nhưng bà vẫn được Minh Hiến Tông yêu chiều.Là người được hoàng đế yêu thương hết mực, Vạn Quý Phi âm thầm hãm hại nhiều phi tần khiến họ sảy thai hoặc giết hại những người con của tình địch.Dù Minh Hiến Tông biết chuyện nhưng không bao giờ xử phạt Vạn Quý Phi. Sau khi bà qua đời năm 57 tuổi, Minh Hiến Tông vì quá đau buồn mà sinh bệnh rồi băng hà. Mời độc giả xem video: Bí ẩn kiến trúc sư người Việt phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.
Trong số các hoàng đế Trung Quốc, Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm là ông hoàng được nhiều người nhớ đến với chuyện tình "chị em" khắc cốt ghi tâm với người vú em tên là Vạn Trinh Nhi.
Vạn Trinh Nhi vào cung từ năm 4 tuổi và theo hầu Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị. Về sau, Vạn Trinh Nhi được Tuyên Tông hoàng hậu Tôn thị giao cho nhiệm vụ làm bảo mẫu cho Chu Kiến Thâm.
Theo đó, ngay từ khi còn nhỏ, Chu Kiến Thâm luôn được Vạn Trinh Nhi ân cần chăm sóc. Không chỉ là một vú em, Vạn Trinh Nhi được xem giống như một người bạn tâm giao, cùng chia sẻ vui buồn với Chu Kiến Thâm. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa Chu Kiến Thâm và Vạn Trinh Nhi vô cùng gần gũi, thân thiết.
Nhờ khoảng thời gian bên nhau, Chu Kiến Thâm có tình cảm trai gái với Vạn Trinh Nhi dù biết bà hơn ông 17 tuổi. Năm 1464, Chu Kiến Thâm lên ngôi vua và niên hiệu là Minh Hiến Tông.
Sau khi trở thành hoàng đế, Chu Kiến Thâm muốn phong cho người tình Vạn Trinh Nhi làm hoàng hậu. Thế nhưng, do tuổi tác của bà (lúc ấy 35 tuổi) không phù hợp với quy định cho ngôi vị hoàng hậu nên cuối cùng Minh Hiến Tông phong bà làm quý phi.
Dù không thể trở thành hoàng hậu nhưng Minh Hiến Tông rất mực sủng ái Vạn Quý Phi khiến các giai nhân trong hậu cung "ghen đỏ mắt" và tính kế hãm hại.
Vạn Trinh Nhi sinh cho Minh Hiến Tông một người con trai khi bà 37 tuổi. Nhà vua vô cùng vui mừng khi có hoàng tử này. Thế nhưng, người con này chết yếu khi mới 10 tháng tuổi.
Kể từ đó về sau, Vạn Quý Phi không sinh thêm được người con nào. Dù không có con cái nhưng bà vẫn được Minh Hiến Tông yêu chiều.
Là người được hoàng đế yêu thương hết mực, Vạn Quý Phi âm thầm hãm hại nhiều phi tần khiến họ sảy thai hoặc giết hại những người con của tình địch.
Dù Minh Hiến Tông biết chuyện nhưng không bao giờ xử phạt Vạn Quý Phi. Sau khi bà qua đời năm 57 tuổi, Minh Hiến Tông vì quá đau buồn mà sinh bệnh rồi băng hà.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kiến trúc sư người Việt phía sau Tử Cấm Thành. Nguồn: VTV4.