Trong thời gian từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ thực hiện các cuộc chinh phạt ở châu Á và châu Âu.Theo ước tính, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Với con số này, ông trở thành một trong những nhà chinh phục thành công nhất trong lịch sử.Bên cạnh tài cầm quân đánh trận của Thành Cát Tư Hãn và đội quân thiện chiến, dũng mãnh, một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng của đế chế Mông Cổ là nghệ thuật hậu cần.Theo các nhà nghiên cứu, nghệ thuật hậu cần của Thành Cát Tư Hãn vô cùng đặc biệt. Nghệ thuật hậu cần này xuất phát từ lối sống du mục và thích nghi với các điều kiện sống khắc nghiệt của người Mông Cổ.Khi tham gia các cuộc chinh phạt, quân đội Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy không "oằn mình" vì vấn đề hậu cần. Họ chuẩn bị một phần lương thực, thức ăn khô trước khi hành quân.Tiếp đến, mỗi binh sĩ Mông Cổ thường mang theo 3 - 5 con ngựa cái. Những con ngựa này cung cấp nguồn sữa dồi dào.Khi thiếu lương thực, binh sĩ Mông Cổ có thể giết ngựa để lấy thịt ăn. Ngoài ra, họ rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung nên có thể tận dụng ưu thế này để săn thỏ, chim... để bổ sung nguồn thức ăn.Đặc biệt, trên đường chinh chiến đi qua các làng mạc, khu dân cư, quân sĩ Mông Cổ sẽ cướp bóc lương thực, thực phẩm cùng với vàng bạc, châu báu, lụa là... như chiến lợi phẩm. Nhờ đó, lương thực liên tục được bổ sung và binh lính no đủ, có sức chiến đấu.Do không vướng gánh nặng chuyện hậu cần, quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn có sức chiến đấu cao, tốc độ di chuyển nhanh.Những điều trên góp phần tạo nên chiến thắng quân sự, mở rộng lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Trong thời gian từ năm 1206 đến khi qua đời vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ thực hiện các cuộc chinh phạt ở châu Á và châu Âu.
Theo ước tính, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Với con số này, ông trở thành một trong những nhà chinh phục thành công nhất trong lịch sử.
Bên cạnh tài cầm quân đánh trận của Thành Cát Tư Hãn và đội quân thiện chiến, dũng mãnh, một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng của đế chế Mông Cổ là nghệ thuật hậu cần.
Theo các nhà nghiên cứu, nghệ thuật hậu cần của Thành Cát Tư Hãn vô cùng đặc biệt. Nghệ thuật hậu cần này xuất phát từ lối sống du mục và thích nghi với các điều kiện sống khắc nghiệt của người Mông Cổ.
Khi tham gia các cuộc chinh phạt, quân đội Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy không "oằn mình" vì vấn đề hậu cần. Họ chuẩn bị một phần lương thực, thức ăn khô trước khi hành quân.
Tiếp đến, mỗi binh sĩ Mông Cổ thường mang theo 3 - 5 con ngựa cái. Những con ngựa này cung cấp nguồn sữa dồi dào.
Khi thiếu lương thực, binh sĩ Mông Cổ có thể giết ngựa để lấy thịt ăn. Ngoài ra, họ rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung nên có thể tận dụng ưu thế này để săn thỏ, chim... để bổ sung nguồn thức ăn.
Đặc biệt, trên đường chinh chiến đi qua các làng mạc, khu dân cư, quân sĩ Mông Cổ sẽ cướp bóc lương thực, thực phẩm cùng với vàng bạc, châu báu, lụa là... như chiến lợi phẩm. Nhờ đó, lương thực liên tục được bổ sung và binh lính no đủ, có sức chiến đấu.
Do không vướng gánh nặng chuyện hậu cần, quân Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn có sức chiến đấu cao, tốc độ di chuyển nhanh.
Những điều trên góp phần tạo nên chiến thắng quân sự, mở rộng lãnh thổ của Thành Cát Tư Hãn và đội quân Mông Cổ.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.