Sau Chiến dịch Wisla–Oder, quân đội Liên Xô chỉ còn cách thủ đô Đức 60-70 km. Phương diện quân Belarussia số 1, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Georgy Zhukov đã sẵn sàng tấn công vào Berlin. Tuy nhiên, cuộc tấn công bị trì hoãn do các cuộc phản công của quân Đức chống lại Phương diện quân Ucraine số 1 và Phương diện quân Belarussia số 2, sau khi quân Đức di chuyển từ Courland sang Pomerania. Nguyên soái Zhukov được lệnh tiếp viện các mặt trận gần đó, nên chiến dịch Berlin bị hoãn lại tới giữa tháng 4/1945.Hai quân đoàn thực hiện nhiệm vụ tấn công Berlin là Phương diện quân Belarussia số 1 của Nguyên soái Georgy Zhukov và Phương diện quân Ucraine số 1 do Ivan Konev làm tư lệnh. Thống soái Stalin đã ngầm cho phép sự cạnh tranh giữa 2 vị nguyên soái. Khi đó Konev bị cuốn vào cuộc cạnh tranh và cho quân phá vỡ ranh giới giữa hai mặt trận. Kết quả là trung tâm Berlin bị bao vây bởi Phương diện quân Belarussia số 1, trong khi Phương diện quân Ucraine 1 đảm nhiệm yểm trợ.Trong Chiến dịch Berlin, Hồng Quân Liên Xô được hỗ trợ bởi 200.000 binh lính Ba Lan, chiếm khoảng 10% tổng số quân tiến công. Họ được trang bị vũ khí của Liên Xô, trực thuộc Chính phủ lâm thời Cộng hòa Ba Lan và chiến đấu dưới lá cờ Ba Lan. Lực lượng này được biết tới nhiều nhất trong sự kiện các binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh Tadeusz Kościuszko số 1 hỗ trợ cho Sư đoàn xe tăng thiết giáp 2 của Liên Xô gần công viên Tiergarten.Trong Chiến dịch Berlin, quân Đức đã mất hầu hết các đồng minh, tuy nhiên hàng ngàn binh sĩ nước ngoài vẫn ở lại chiến đấu cùng họ. Đó là lực lượng thuộc tiểu đoàn The Danes của Sư đoàn SS Latvia số 1 và những quân nhân Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan từ Sư đoàn Bộ binh cơ giới Tình nguyện SS Nordland. Hoặc là lính Pháp trong Sư đoàn Waffen Grenadier 33 của SS Charlemagne. Ngoài ra, sau khi Sư đoàn Xanh rút khỏi Mặt trận phía Đông năm 1943, hàng trăm quân nhân Tây Ban Nha vẫn quyết định ở lại bảo vệ thủ đô của Đức Quốc Xã.Pháo hạm B-4 203 mm của Liên Xô, có biệt danh là “búa tạ của Stalin”, có thể dễ dàng phá hủy các căn cứ kiên cố của phòng tuyến Mannerheim và biến tòa nhà nhiều tầng thành đống đổ nát trong vòng chưa đầy một giờ. Tuy nhiên, vũ khí danh tiếng của Liên Xô không thể hạ được tháp pháo phòng không Zoo, nằm gần khu vực Sở thú Berlin. Cuộc pháo kích kéo dài và dai dẳng chỉ phá hủy được một góc tòa nhà đồ sộ. Quân đồn trú ở đây chỉ đầu hàng khi trận chiến kết thúc.Cuộc tấn công vào tòa nhà Reichstag ngày 29/4 của Hồng quân đã thất bại. Reichstag chỉ chịu thất thủ vào tối ngày 30/4, khi lá cờ Liên Xô đã bay trên biểu tượng của Đức Quốc Xã. Khoảng 1.500 người Đức trong tầng hầm tòa Quốc hội đã cố gắng trốn thoát nhưng không thành công.Nước Mỹ đã gián tiếp tham gia Chiến dịch Berlin bằng cách cung cấp xe tăng hạng trung M4A2 Sherman cho Liên Xô qua chương trình "Lend-Lease". Chỉ riêng Sư đoàn xe tăng thiết giáp 2 đã mất 209 chiếc xe trong cuộc tiến công Berlin.Dù Berlin cách bờ biển Baltic khá xa, Hải quân Liên Xô vẫn đóng góp tích cực trong cuộc chiến giành thủ đô. Từ ngày 23 đến ngày 25/4, những chiếc thuyền nhỏ của hạm đội Dnieper Flotilla đã vượt qua hỏa lực của quân Đức để vận chuyển hơn 16.000 binh sĩ và 100 khẩu pháo qua sông Spree tới chiến trường.Lần đầu tiên Berlin thất thủ trước quân Liên Xô là trong Chiến tranh Bảy Năm (1760), lần thứ hai là trong Chiến tranh Liên minh thứ Sáu chống lại Đệ Nhất đế chế Pháp năm 1813 và lần thứ 3 là trong Chiến dịch Berlin năm 1945.Có tới 250.000 binh lính Đức Quốc Xã bị bao vây tại Courtland, miền Tây Latvia, nơi thường được gọi đùa là trại tù binh chiến tranh có vũ trang. Nhóm quân này bị bắt giữ vào ngày 10/5. Tuy nhiên, một bộ phận quân Đức cùng hàng ngàn quân đồng minh địa phương đã không đầu hàng và thực hiện một cuộc chiến tranh du kích chống quân Liên Xô trong các khu rừng địa phương.
Sau Chiến dịch Wisla–Oder, quân đội Liên Xô chỉ còn cách thủ đô Đức 60-70 km. Phương diện quân Belarussia số 1, dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Georgy Zhukov đã sẵn sàng tấn công vào Berlin. Tuy nhiên, cuộc tấn công bị trì hoãn do các cuộc phản công của quân Đức chống lại Phương diện quân Ucraine số 1 và Phương diện quân Belarussia số 2, sau khi quân Đức di chuyển từ Courland sang Pomerania. Nguyên soái Zhukov được lệnh tiếp viện các mặt trận gần đó, nên chiến dịch Berlin bị hoãn lại tới giữa tháng 4/1945.
Hai quân đoàn thực hiện nhiệm vụ tấn công Berlin là Phương diện quân Belarussia số 1 của Nguyên soái Georgy Zhukov và Phương diện quân Ucraine số 1 do Ivan Konev làm tư lệnh. Thống soái Stalin đã ngầm cho phép sự cạnh tranh giữa 2 vị nguyên soái. Khi đó Konev bị cuốn vào cuộc cạnh tranh và cho quân phá vỡ ranh giới giữa hai mặt trận. Kết quả là trung tâm Berlin bị bao vây bởi Phương diện quân Belarussia số 1, trong khi Phương diện quân Ucraine 1 đảm nhiệm yểm trợ.
Trong Chiến dịch Berlin, Hồng Quân Liên Xô được hỗ trợ bởi 200.000 binh lính Ba Lan, chiếm khoảng 10% tổng số quân tiến công. Họ được trang bị vũ khí của Liên Xô, trực thuộc Chính phủ lâm thời Cộng hòa Ba Lan và chiến đấu dưới lá cờ Ba Lan. Lực lượng này được biết tới nhiều nhất trong sự kiện các binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh Tadeusz Kościuszko số 1 hỗ trợ cho Sư đoàn xe tăng thiết giáp 2 của Liên Xô gần công viên Tiergarten.
Trong Chiến dịch Berlin, quân Đức đã mất hầu hết các đồng minh, tuy nhiên hàng ngàn binh sĩ nước ngoài vẫn ở lại chiến đấu cùng họ. Đó là lực lượng thuộc tiểu đoàn The Danes của Sư đoàn SS Latvia số 1 và những quân nhân Thụy Điển, Na Uy và Hà Lan từ Sư đoàn Bộ binh cơ giới Tình nguyện SS Nordland. Hoặc là lính Pháp trong Sư đoàn Waffen Grenadier 33 của SS Charlemagne. Ngoài ra, sau khi Sư đoàn Xanh rút khỏi Mặt trận phía Đông năm 1943, hàng trăm quân nhân Tây Ban Nha vẫn quyết định ở lại bảo vệ thủ đô của Đức Quốc Xã.
Pháo hạm B-4 203 mm của Liên Xô, có biệt danh là “búa tạ của Stalin”, có thể dễ dàng phá hủy các căn cứ kiên cố của phòng tuyến Mannerheim và biến tòa nhà nhiều tầng thành đống đổ nát trong vòng chưa đầy một giờ. Tuy nhiên, vũ khí danh tiếng của Liên Xô không thể hạ được tháp pháo phòng không Zoo, nằm gần khu vực Sở thú Berlin. Cuộc pháo kích kéo dài và dai dẳng chỉ phá hủy được một góc tòa nhà đồ sộ. Quân đồn trú ở đây chỉ đầu hàng khi trận chiến kết thúc.
Cuộc tấn công vào tòa nhà Reichstag ngày 29/4 của Hồng quân đã thất bại. Reichstag chỉ chịu thất thủ vào tối ngày 30/4, khi lá cờ Liên Xô đã bay trên biểu tượng của Đức Quốc Xã. Khoảng 1.500 người Đức trong tầng hầm tòa Quốc hội đã cố gắng trốn thoát nhưng không thành công.
Nước Mỹ đã gián tiếp tham gia Chiến dịch Berlin bằng cách cung cấp xe tăng hạng trung M4A2 Sherman cho Liên Xô qua chương trình "Lend-Lease". Chỉ riêng Sư đoàn xe tăng thiết giáp 2 đã mất 209 chiếc xe trong cuộc tiến công Berlin.
Dù Berlin cách bờ biển Baltic khá xa, Hải quân Liên Xô vẫn đóng góp tích cực trong cuộc chiến giành thủ đô. Từ ngày 23 đến ngày 25/4, những chiếc thuyền nhỏ của hạm đội Dnieper Flotilla đã vượt qua hỏa lực của quân Đức để vận chuyển hơn 16.000 binh sĩ và 100 khẩu pháo qua sông Spree tới chiến trường.
Lần đầu tiên Berlin thất thủ trước quân Liên Xô là trong Chiến tranh Bảy Năm (1760), lần thứ hai là trong Chiến tranh Liên minh thứ Sáu chống lại Đệ Nhất đế chế Pháp năm 1813 và lần thứ 3 là trong Chiến dịch Berlin năm 1945.
Có tới 250.000 binh lính Đức Quốc Xã bị bao vây tại Courtland, miền Tây Latvia, nơi thường được gọi đùa là trại tù binh chiến tranh có vũ trang. Nhóm quân này bị bắt giữ vào ngày 10/5. Tuy nhiên, một bộ phận quân Đức cùng hàng ngàn quân đồng minh địa phương đã không đầu hàng và thực hiện một cuộc chiến tranh du kích chống quân Liên Xô trong các khu rừng địa phương.