Chiếc máy biến thế hàn do cơ sở Điện lạnh 2 sản xuất năm 1982. Trong giai đoạn 1975-1986 - thường được gọi là " thời bao cấp" - công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.Cận cảnh các bộ phận điều khiển của máy biến thế hàn "Made in Vietnam" thời bao cấp. Trong các ngành công nghiệp nặng, ngành chế tạo máy công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.Mặc dù còn nhiều hạn chế về công nghệ do sự tàn phá của chiến tranh, cấm vận quốc tế... ngành chế tạo máy công cụ Việt Nam giai đoạn 1975-1986 đã cho ra mắt nhiều sản phẩm thiết thực để phục vụ nhu cầu sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.Bơm nước đa đẳng do xí nghiệp cơ khí Lữ Gia sản xuất thay hàng ngoại nhập, đạt huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Kinh tế và kỹ thuật Hà Nội năm 1985.Theo thống kê, trong giai đoạn 1975-1986, Nhà nước đã đầu tư vào ngành công nghiệp 65 tỷ đồng (tính theo thời giá 1982), chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, tốc độ tăng đầu tư cho công nghiệp cao hơn mức tăng đầu tư bình quân của toàn bộ khu vực sản xuất vật chất.Trong 10 năm đó, dù có lúc chững lại do xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế tạo máy công cụ Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển rõ ràng, với các sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được cải thiện.Máy nén khí do xí nghiệp Liên hiệp thiết bị lạnh sản xuất năm 1982, dùng để trữ lạnh thực phẩm, làm lạnh trong chế biến dầu và luyện kim.Những sản phẩm được chế tạo trong nước đã góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp các cơ sở kinh tế có thể tự chủ phần nào về công cụ sản xuất trong bối cảnh giao lưu thương mại quốc tế bị hạn chế,Những kinh nghiệm có được từ các sản phẩm nội địa giai đoạn 1975-1986 cũng là nền tảng để ngành công nghiệp của Việt Nam chuyển mình bứt phá mạnh mẽ khi thời cơ đến trong công cuộc đổi mới và hội nhập. Mời quý độc giả xem video: Nghề độc lạ thời bao cấp.
Chiếc máy biến thế hàn do cơ sở Điện lạnh 2 sản xuất năm 1982. Trong giai đoạn 1975-1986 - thường được gọi là " thời bao cấp" - công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Cận cảnh các bộ phận điều khiển của máy biến thế hàn "Made in Vietnam" thời bao cấp. Trong các ngành công nghiệp nặng, ngành chế tạo máy công cụ có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mặc dù còn nhiều hạn chế về công nghệ do sự tàn phá của chiến tranh, cấm vận quốc tế... ngành chế tạo máy công cụ Việt Nam giai đoạn 1975-1986 đã cho ra mắt nhiều sản phẩm thiết thực để phục vụ nhu cầu sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
Bơm nước đa đẳng do xí nghiệp cơ khí Lữ Gia sản xuất thay hàng ngoại nhập, đạt huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Kinh tế và kỹ thuật Hà Nội năm 1985.
Theo thống kê, trong giai đoạn 1975-1986, Nhà nước đã đầu tư vào ngành công nghiệp 65 tỷ đồng (tính theo thời giá 1982), chiếm trên 40% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, tốc độ tăng đầu tư cho công nghiệp cao hơn mức tăng đầu tư bình quân của toàn bộ khu vực sản xuất vật chất.
Trong 10 năm đó, dù có lúc chững lại do xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế tạo máy công cụ Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển rõ ràng, với các sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng được cải thiện.
Máy nén khí do xí nghiệp Liên hiệp thiết bị lạnh sản xuất năm 1982, dùng để trữ lạnh thực phẩm, làm lạnh trong chế biến dầu và luyện kim.
Những sản phẩm được chế tạo trong nước đã góp phần tháo gỡ khó khăn, giúp các cơ sở kinh tế có thể tự chủ phần nào về công cụ sản xuất trong bối cảnh giao lưu thương mại quốc tế bị hạn chế,
Những kinh nghiệm có được từ các sản phẩm nội địa giai đoạn 1975-1986 cũng là nền tảng để ngành công nghiệp của Việt Nam chuyển mình bứt phá mạnh mẽ khi thời cơ đến trong công cuộc đổi mới và hội nhập.
Mời quý độc giả xem video: Nghề độc lạ thời bao cấp.