Bên cạnh chùa Triều Đông (xã Tân Minh, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) có một cây thị cổ gần 1000 năm tuổi tỏa bóng xanh mát.Cây thị có bộ rễ "khủng" trên thân cây có tấm bia đá nhỏ ghi dòng chữ "Cây thị trồng năm 1030", tính đến nay đã được 992 tuổi.Gốc cây thị xù xì, vài người ôm không hết. Nhân dân địa phương gọi cây là "cụ thị ngàn năm", coi đây là báu vật của làng.Thân cây thị rỗng ruột nên người có thể chui lọt được. Cụ Sáu, sư thầy chùa Triều Đông cho biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều du kích của làng đã lẩn trốn trong cây thị, tránh được sự truy bắt của địch.Cành chính của cây thị khá to, đang có dấu hiệu mục rỗng bên trong.Một cành cổ thụ khác cũng đã bị hỏng, mục rỗng bên trongDù đã gần nghìn năm tuổi nhưng hiện cây thị vẫn xanh tốt, tỏa bóng râm mát, tạo thêm không gian thanh tịnh trong khuôn viên chùa Triều Đông.Vào khoảng tháng 7, mùi thơm của thị chín tỏa ngát khắp chùa, trẻ con đến chơi và nhặt thị rất đông. Cụ Sáu cho biết, trước cây thị rất sai quả nhưng một vài năm gần đây, lượng quả ra ít hơn không còn sai như trước.Tán cây thị tỏa bóng bên chùa sứ Triều Đông, tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Khách tham quan rất ấn tượng với cảnh chùa và cây thị gần nghìn năm tuổi này. Người dân địa phương mong muốn cây thị sớm được công nhận là cây di sản Việt Nam và cơ quan chức năng có phương pháp chăm sóc đúng cách để giúp cây sống khỏe.Chùa Triều Đông mang phong cách nghệ thuật kiến trúc độc đáo, trang trí bằng sứ. Chùa được xây dựng lại vào năm 1942 với bàn tay thiết kế của nghệ nhân gốm Đào Văn Can - một người con của quê hương Triều Đông.Mặt ngoài của chùa trang trí những bức phù điêu bằng gốm, sứ, diễn tả các tích dân gian như Quan Âm Thị Kính, hình ảnh nhà vua tuần du..., thể hiện sự gắn bó giữa văn hóa dân gian với Phật giáo.
Bên cạnh chùa Triều Đông (xã Tân Minh, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) có một cây thị cổ gần 1000 năm tuổi tỏa bóng xanh mát.
Cây thị có bộ rễ "khủng" trên thân cây có tấm bia đá nhỏ ghi dòng chữ "Cây thị trồng năm 1030", tính đến nay đã được 992 tuổi.
Gốc cây thị xù xì, vài người ôm không hết. Nhân dân địa phương gọi cây là "cụ thị ngàn năm", coi đây là báu vật của làng.
Thân cây thị rỗng ruột nên người có thể chui lọt được. Cụ Sáu, sư thầy chùa Triều Đông cho biết, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều du kích của làng đã lẩn trốn trong cây thị, tránh được sự truy bắt của địch.
Cành chính của cây thị khá to, đang có dấu hiệu mục rỗng bên trong.
Một cành cổ thụ khác cũng đã bị hỏng, mục rỗng bên trong
Dù đã gần nghìn năm tuổi nhưng hiện cây thị vẫn xanh tốt, tỏa bóng râm mát, tạo thêm không gian thanh tịnh trong khuôn viên chùa Triều Đông.
Vào khoảng tháng 7, mùi thơm của thị chín tỏa ngát khắp chùa, trẻ con đến chơi và nhặt thị rất đông. Cụ Sáu cho biết, trước cây thị rất sai quả nhưng một vài năm gần đây, lượng quả ra ít hơn không còn sai như trước.
Tán cây thị tỏa bóng bên chùa sứ Triều Đông, tạo nên một khung cảnh rất yên bình. Khách tham quan rất ấn tượng với cảnh chùa và cây thị gần nghìn năm tuổi này. Người dân địa phương mong muốn cây thị sớm được công nhận là cây di sản Việt Nam và cơ quan chức năng có phương pháp chăm sóc đúng cách để giúp cây sống khỏe.
Chùa Triều Đông mang phong cách nghệ thuật kiến trúc độc đáo, trang trí bằng sứ. Chùa được xây dựng lại vào năm 1942 với bàn tay thiết kế của nghệ nhân gốm Đào Văn Can - một người con của quê hương Triều Đông.
Mặt ngoài của chùa trang trí những bức phù điêu bằng gốm, sứ, diễn tả các tích dân gian như Quan Âm Thị Kính, hình ảnh nhà vua tuần du..., thể hiện sự gắn bó giữa văn hóa dân gian với Phật giáo.