Hài cốt người chiến binh Italy lắp dao làm bàn tay giả mới được phát hiện tại nghĩa địa của người Longobard ở phía bắc Italy nhận được sự chú ý lớn của các chuyên gia, nhà khảo cổ.Theo các chuyên gia, người chiến binh này có thể sống ở thế kỷ 6 - 8. Vào thời điểm qua đời, người này khoảng 40 - 50 tuổi và được chôn cất cạnh một con ngựa không đầu và hàng trăm bộ hài cốt khác.Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Ileana Micarelli tại Đại học Sapienza ở Rome cho hay vết thương của người chiến binh thời Trung cổ trên hình thành do tác động vật lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hay cách thức người này bị thương vẫn là bí ẩn.Các chuyên gia suy đoán khả năng cẳng tay của người đàn ông này được cắt cụt để chữa trị khi vô tình ngã hoặc gặp tai nạn khác làm gãy tay và không thể lành lại. Tuy nhiên, người chiến binh này cũng có thể bị vết thương nghiêm trọng như trên khi chiến đấu.Thêm nữa, chuyên gia còn phát hiện phần cuối hai xương cẳng tay của người đàn ông trên hình thành sẹo và gai xương ở xương trụ. Điều này phù hợp với ảnh hưởng tới cơ thể khi lắp bộ phận giả tạo ra.Răng của người chiến binh trên rất mòn, đặc biệt là phía bên phải. Điều này cho thấy người này có thể dùng răng siết chặt dây đai dùng để cố định bộ phận giả ở tay.Vai của người này cũng cho thấy điều tương tự. Phần xương hơi biến dạng do thường xuyên giữ vai mở rộng không tự nhiên để điều chỉnh bộ phận giả ở cánh tay.Căn cứ vào độ lành của xương, các chuyên gia đi đến kết luận người chiến binh này đã sống tiếp một thời gian dài sau khi mất bàn tay.Ngoài hài cốt của người chiến binh thời Trung cổ lắp dao thay bàn tay bị cắt cụt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hàng trăm hài cốt của những người đàn ông khác trong nghĩa địa. Nhiều vũ khí được đặt bên cạnh những bộ hài cốt này.Mời quý độc giả xem video: Cảm phục người mẹ chiến binh (nguồn: VTC)
Hài cốt người chiến binh Italy lắp dao làm bàn tay giả mới được phát hiện tại nghĩa địa của người Longobard ở phía bắc Italy nhận được sự chú ý lớn của các chuyên gia, nhà khảo cổ.
Theo các chuyên gia, người chiến binh này có thể sống ở thế kỷ 6 - 8. Vào thời điểm qua đời, người này khoảng 40 - 50 tuổi và được chôn cất cạnh một con ngựa không đầu và hàng trăm bộ hài cốt khác.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Ileana Micarelli tại Đại học Sapienza ở Rome cho hay vết thương của người chiến binh thời Trung cổ trên hình thành do tác động vật lý. Tuy nhiên, nguyên nhân hay cách thức người này bị thương vẫn là bí ẩn.
Các chuyên gia suy đoán khả năng cẳng tay của người đàn ông này được cắt cụt để chữa trị khi vô tình ngã hoặc gặp tai nạn khác làm gãy tay và không thể lành lại. Tuy nhiên, người chiến binh này cũng có thể bị vết thương nghiêm trọng như trên khi chiến đấu.
Thêm nữa, chuyên gia còn phát hiện phần cuối hai xương cẳng tay của người đàn ông trên hình thành sẹo và gai xương ở xương trụ. Điều này phù hợp với ảnh hưởng tới cơ thể khi lắp bộ phận giả tạo ra.
Răng của người chiến binh trên rất mòn, đặc biệt là phía bên phải. Điều này cho thấy người này có thể dùng răng siết chặt dây đai dùng để cố định bộ phận giả ở tay.
Vai của người này cũng cho thấy điều tương tự. Phần xương hơi biến dạng do thường xuyên giữ vai mở rộng không tự nhiên để điều chỉnh bộ phận giả ở cánh tay.
Căn cứ vào độ lành của xương, các chuyên gia đi đến kết luận người chiến binh này đã sống tiếp một thời gian dài sau khi mất bàn tay.
Ngoài hài cốt của người chiến binh thời Trung cổ lắp dao thay bàn tay bị cắt cụt, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hàng trăm hài cốt của những người đàn ông khác trong nghĩa địa. Nhiều vũ khí được đặt bên cạnh những bộ hài cốt này.
Mời quý độc giả xem video: Cảm phục người mẹ chiến binh (nguồn: VTC)