Nằm trong sa mạc Karakum của Turkmenistan, " cổng địa ngục" là biệt danh người ta dùng để gọi miệng hố Derweze hay Darvazaí.Sở dĩ người ta gọi miệng hố Derweze như trên là vì trong hố luôn có các đám cháy như ở chốn địa ngục được miêu tả trong các giai thoại, câu chuyện dân gian.Miệng hố Derweze có chiều rộng 60m, sâu 20m. Trên thực tế, những ngọn lửa bốc cháy trong miệng hố Derweze được hình thành bởi khí ga bốc lên từ dưới lòng đất.Lửa bắt đầu bùng cháy tại miệng hố Derweze sau khi xảy ra một tai nạn khoan thăm dò vào năm 1971.Khi ấy, một nhóm các nhà địa chất vô cùng bất ngờ khi vùng đất mà họ khảo sát, thăm dò giếng khí đốt tự nhiên đột ngột sập xuống.May mắn là không có người bị thương. Lo sợ khí ga độc hại đe dọa tính mạng của người dân và động vật sống ở khu vực xung quanh, các nhà địa chất quyết định châm lửa đốt khí.Các chuyên gia cho rằng lửa chỉ cháy một thời gian ngắn rồi tắt. Thế nhưng, lửa vẫn rực cháy tại "cổng địa ngục" suốt gần 5 thập kỷ qua mà không biết bao giờ mới chấm dứt.Sự việc này đã tạo nên một khung cảnh đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.Theo đó, Turkmenistan biến miệng hố Derweze trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách nước ngoài.Video: Thăm nhà tù Sơn La - Nơi "địa ngục" trần gian (nguồn: VTC14)
Nằm trong sa mạc Karakum của Turkmenistan, " cổng địa ngục" là biệt danh người ta dùng để gọi miệng hố Derweze hay Darvazaí.
Sở dĩ người ta gọi miệng hố Derweze như trên là vì trong hố luôn có các đám cháy như ở chốn địa ngục được miêu tả trong các giai thoại, câu chuyện dân gian.
Miệng hố Derweze có chiều rộng 60m, sâu 20m. Trên thực tế, những ngọn lửa bốc cháy trong miệng hố Derweze được hình thành bởi khí ga bốc lên từ dưới lòng đất.
Lửa bắt đầu bùng cháy tại miệng hố Derweze sau khi xảy ra một tai nạn khoan thăm dò vào năm 1971.
Khi ấy, một nhóm các nhà địa chất vô cùng bất ngờ khi vùng đất mà họ khảo sát, thăm dò giếng khí đốt tự nhiên đột ngột sập xuống.
May mắn là không có người bị thương. Lo sợ khí ga độc hại đe dọa tính mạng của người dân và động vật sống ở khu vực xung quanh, các nhà địa chất quyết định châm lửa đốt khí.
Các chuyên gia cho rằng lửa chỉ cháy một thời gian ngắn rồi tắt. Thế nhưng, lửa vẫn rực cháy tại "cổng địa ngục" suốt gần 5 thập kỷ qua mà không biết bao giờ mới chấm dứt.
Sự việc này đã tạo nên một khung cảnh đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo đó, Turkmenistan biến miệng hố Derweze trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách nước ngoài.
Video: Thăm nhà tù Sơn La - Nơi "địa ngục" trần gian (nguồn: VTC14)