Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng (sinh năm 259 trước Công nguyên - mất năm 210 trước Công nguyên) trở thành hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến quốc.Liên quan đến sự việc, các nhà nghiên cứu cho rằng, sử gia Tư Mã Thiên đã tiên đoán việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ từ sớm.Không chỉ 1 lần, Tư Mã Thiên đã vài lần tiên tri về việc nhà Tần thống nhất thiên hạ và được ghi chép lại tỉ mỉ. Cụ thể, lần đầu tiên sử gia Tư Mã Thiên tiên tri về việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ là vào năm 274 trước Công nguyên (tức năm thứ 2 thời Chu Liệt Vương - hoàng đế thứ 34 của nhà Chu).Khi ấy, Thái Sử Đảm - vị quan nhà Chu, đã bẩm tấu với hoàng đế thứ 29 của nhà Tần là Tần Hiến Công rằng: "Nhà Chu với nước Tần trước hợp rồi lại ly, ly 500 năm rồi lại hợp, khi hợp được 17 năm thì xuất hiện bá vương". Câu nói này được cho là tiên đoán về việc một bá vương sẽ xuất hiện ở nhà Tần hay một nhân vật lỗi lạc của nhà Tần sẽ thống nhất thiên hạ.Lần thứ hai Tư Mã Thiên tiên đoán về sự kiện nhà Tần thống nhất thiên hạ được ghi chép trong "Tần Bản kỷ" vào năm thứ 11 thời Tần Hiếu Công.Sử gia Tư Mã Thiên tiên đoán lần thứ ba về việc Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ Trung Quốc được ghi chép trong "Sử ký - Phong Thiện thư". Lần tiên đoán thứ 4 được Tư Mã Thiên đề cập tới là trong "Sử ký - Lão Tử, Hàn Phi liệt truyện".Việc 4 lần nhắc tới lời tiên đoán nước Tần xuất hiện bá vương, thống nhất thiên hạ, của Tư Mã Thiên có thể cho thấy dụng ý khác thường của vị sử gia nổi tiếng này.Từ đó, nhiều học giả, nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, tiên đoán của Tư Mã Thiên là chính xác. Sau khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đã đẩy mạnh xây dựng sức mạnh quân sự để hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.Chiến lược của Tần Thủy Hoàng là tiến đánh các nước ở gần trước tiên sau đó mới tấn công các nước ở xa. Theo chiến lược này, nhà Tần thôn tính nước Triệu đầu tiên, sau đó lần lượt là các nước: Ngụy, Hàn, Yên, Sở và cuối cùng là nước Tề.Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng tự xưng là Thủy Hoàng Đế và trở thành một trong những vị hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng (sinh năm 259 trước Công nguyên - mất năm 210 trước Công nguyên) trở thành hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến quốc.
Liên quan đến sự việc, các nhà nghiên cứu cho rằng, sử gia Tư Mã Thiên đã tiên đoán việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ từ sớm.
Không chỉ 1 lần, Tư Mã Thiên đã vài lần tiên tri về việc nhà Tần thống nhất thiên hạ và được ghi chép lại tỉ mỉ. Cụ thể, lần đầu tiên sử gia Tư Mã Thiên tiên tri về việc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ là vào năm 274 trước Công nguyên (tức năm thứ 2 thời Chu Liệt Vương - hoàng đế thứ 34 của nhà Chu).
Khi ấy, Thái Sử Đảm - vị quan nhà Chu, đã bẩm tấu với hoàng đế thứ 29 của nhà Tần là Tần Hiến Công rằng: "Nhà Chu với nước Tần trước hợp rồi lại ly, ly 500 năm rồi lại hợp, khi hợp được 17 năm thì xuất hiện bá vương". Câu nói này được cho là tiên đoán về việc một bá vương sẽ xuất hiện ở nhà Tần hay một nhân vật lỗi lạc của nhà Tần sẽ thống nhất thiên hạ.
Lần thứ hai Tư Mã Thiên tiên đoán về sự kiện nhà Tần thống nhất thiên hạ được ghi chép trong "Tần Bản kỷ" vào năm thứ 11 thời Tần Hiếu Công.
Sử gia Tư Mã Thiên tiên đoán lần thứ ba về việc Tần Thủy Hoàng thống nhất lãnh thổ Trung Quốc được ghi chép trong "Sử ký - Phong Thiện thư". Lần tiên đoán thứ 4 được Tư Mã Thiên đề cập tới là trong "Sử ký - Lão Tử, Hàn Phi liệt truyện".
Việc 4 lần nhắc tới lời tiên đoán nước Tần xuất hiện bá vương, thống nhất thiên hạ, của Tư Mã Thiên có thể cho thấy dụng ý khác thường của vị sử gia nổi tiếng này.
Từ đó, nhiều học giả, nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, tiên đoán của Tư Mã Thiên là chính xác. Sau khi lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đã đẩy mạnh xây dựng sức mạnh quân sự để hoàn thành bá nghiệp thống nhất thiên hạ.
Chiến lược của Tần Thủy Hoàng là tiến đánh các nước ở gần trước tiên sau đó mới tấn công các nước ở xa. Theo chiến lược này, nhà Tần thôn tính nước Triệu đầu tiên, sau đó lần lượt là các nước: Ngụy, Hàn, Yên, Sở và cuối cùng là nước Tề.
Sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng tự xưng là Thủy Hoàng Đế và trở thành một trong những vị hoàng đế có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế. Nguồn: Kienthuc.net.vn.