Lịch sử gọi tướng Nguyễn Sơn là " lưỡng quốc tướng quân" bởi ông là vị tướng duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1948.Với cách mạng Trung Quốc, ông được coi là một trong 72 "đại công thần" và cũng được phong hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.Lừng lẫy ở cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc về tài trận mạc, nhưng đường tình duyên của vị tướng đại tài Nguyễn Sơn lại nhiều gian nan, trắc trở sinh ly tử biệt gắn liền với 4 bà vợ và 8 người con.Đầu tiên, theo sắp đặt của gia đình, ông lấy bà Hoàng Thị Diệm khi mới 16 tuổi, bà lớn hơn ông 5 tuổi. Kết quả cuộc hôn nhân không tình yêu là sự ra đời của con gái Vũ Thanh Các. Trước khi đi hoạt động cách mạng ông đã chia tay và “mở lối” để bà có thể đi bước nữa.Trong những ngày ở Trung Quốc, tướng Nguyễn Sơn đã gặp mối tình đầu của mình là bà Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua). Tết năm 1938, hai người tổ chức đám cưới đơn giản và ấm cúng. Họ có với nhau 3 người con (một người mất sớm).Khi trở về Việt Nam hoạt động cách mạng, ông nhận được có tin dữ là vợ con đã mất trọng một trận bom Trung Quốc. Một thời gian dài, ông sống trong đau buồn. Một mối tình đẹp nhưng đầy bi thương bởi những biến cố của chiến tranh đã chia lìa đôi trai tài gái sắc làm hai ngả.Khi công tác ở miền Nam Trung Bộ, có một người phụ nữ đã bước vào đời Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Đó là bà Huỳnh Thị Đổi, người Cần Thơ. Nhưng cuộc hôn nhân ấy quá ngắn ngủi, năm 1948, hai người chỉ kịp sinh được một con gái chung là Nguyễn Mai Lâm thì chia tay.Người vợ thứ tư của tướng Nguyễn Sơn là Lê Hằng Huân. Đó là một phụ nữ đẹp, con nhà dòng dõi. Bà là em gái của bà Lê Hằng Phương, vợ của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan.Như một sự sắp đặt của đất trời, tướng Nguyễn Sơn được phong tướng ngày hôm trước thì ngày hôm sau, ông tổ chức đám cưới với bà Lê Hằng Huân.Dù là người vợ thứ tư, nhưng bà Hằng Huân luôn thấu hiểu vì hoàn cảnh đặc biệt và những ly tán, thay đổi nên cuộc đời riêng tư của ông mới lận đận đến thế. Bà Lê Hằng Huân sinh cho tướng Nguyễn Sơn 4 người con.Năm 1950, tướng Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc, mới biết bà Trần Kiếm Qua và hai con còn sống và đều ở Bắc Kinh. Ông vô cùng buồn bã và khó xử. Nhưng bà hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người và dứt khoát “nhường” ông cho người vợ Việt Nam.Tướng Nguyễn Sơn mất do bệnh ung thư ở tuổi 48. Ông để lại sự nghiệp lững lẫy cùng những cuộc tình đẹp đi ngang qua và ở lại trong cuộc đời.Sau này nhắc về tướng Nguyễn Sơn, người vợ Trung Quốc của ông viết “Khói lửa chiến tranh liên miên đã vô tình chia chúng tôi thành hai ngả. Những biến cố đã chia lìa âm dương, để lại trong chúng tôi những tiếc thương, hối hận suốt cuộc đời".Mời độc giả xem video: Khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Hùng, Tổ trưởng Tổ 1444 Tổng cục QLTT cùng đồng phạm. Nguồn: ANTV.
Lịch sử gọi tướng Nguyễn Sơn là " lưỡng quốc tướng quân" bởi ông là vị tướng duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1948.
Với cách mạng Trung Quốc, ông được coi là một trong 72 "đại công thần" và cũng được phong hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lừng lẫy ở cả hai nước Việt Nam - Trung Quốc về tài trận mạc, nhưng đường tình duyên của vị tướng đại tài Nguyễn Sơn lại nhiều gian nan, trắc trở sinh ly tử biệt gắn liền với 4 bà vợ và 8 người con.
Đầu tiên, theo sắp đặt của gia đình, ông lấy bà Hoàng Thị Diệm khi mới 16 tuổi, bà lớn hơn ông 5 tuổi. Kết quả cuộc hôn nhân không tình yêu là sự ra đời của con gái Vũ Thanh Các. Trước khi đi hoạt động cách mạng ông đã chia tay và “mở lối” để bà có thể đi bước nữa.
Trong những ngày ở Trung Quốc, tướng Nguyễn Sơn đã gặp mối tình đầu của mình là bà Trần Ngọc Anh (Trần Kiếm Qua). Tết năm 1938, hai người tổ chức đám cưới đơn giản và ấm cúng. Họ có với nhau 3 người con (một người mất sớm).
Khi trở về Việt Nam hoạt động cách mạng, ông nhận được có tin dữ là vợ con đã mất trọng một trận bom Trung Quốc. Một thời gian dài, ông sống trong đau buồn. Một mối tình đẹp nhưng đầy bi thương bởi những biến cố của chiến tranh đã chia lìa đôi trai tài gái sắc làm hai ngả.
Khi công tác ở miền Nam Trung Bộ, có một người phụ nữ đã bước vào đời Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. Đó là bà Huỳnh Thị Đổi, người Cần Thơ. Nhưng cuộc hôn nhân ấy quá ngắn ngủi, năm 1948, hai người chỉ kịp sinh được một con gái chung là Nguyễn Mai Lâm thì chia tay.
Người vợ thứ tư của tướng Nguyễn Sơn là Lê Hằng Huân. Đó là một phụ nữ đẹp, con nhà dòng dõi. Bà là em gái của bà Lê Hằng Phương, vợ của nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Phan.
Như một sự sắp đặt của đất trời, tướng Nguyễn Sơn được phong tướng ngày hôm trước thì ngày hôm sau, ông tổ chức đám cưới với bà Lê Hằng Huân.
Dù là người vợ thứ tư, nhưng bà Hằng Huân luôn thấu hiểu vì hoàn cảnh đặc biệt và những ly tán, thay đổi nên cuộc đời riêng tư của ông mới lận đận đến thế. Bà Lê Hằng Huân sinh cho tướng Nguyễn Sơn 4 người con.
Năm 1950, tướng Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc, mới biết bà Trần Kiếm Qua và hai con còn sống và đều ở Bắc Kinh. Ông vô cùng buồn bã và khó xử. Nhưng bà hiểu những gì mà loạn ly có thể gây ra cho thân phận con người và dứt khoát “nhường” ông cho người vợ Việt Nam.
Tướng Nguyễn Sơn mất do bệnh ung thư ở tuổi 48. Ông để lại sự nghiệp lững lẫy cùng những cuộc tình đẹp đi ngang qua và ở lại trong cuộc đời.
Sau này nhắc về tướng Nguyễn Sơn, người vợ Trung Quốc của ông viết “Khói lửa chiến tranh liên miên đã vô tình chia chúng tôi thành hai ngả. Những biến cố đã chia lìa âm dương, để lại trong chúng tôi những tiếc thương, hối hận suốt cuộc đời".
Mời độc giả xem video: Khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Hùng, Tổ trưởng Tổ 1444 Tổng cục QLTT cùng đồng phạm. Nguồn: ANTV.