Vua Càn Long (1711-1799) là vị vua thứ tư của triều đại Thanh của Trung Quốc. Ông được xem là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Trung Quốc, đã cai trị đất nước trong hơn 60 năm và đặt nền móng cho một triều đại phát triển mạnh mẽ.Với sự thay đổi và cải cách của mình, vua Càn Long đã đưa đất nước Trung Quốc ra khỏi thời kỳ suy thoái và đưa nó trở lại vị thế của một đế chế mạnh mẽ.Càn Long cũng là người có lòng háo thắng mạnh mẽ, ông luôn tự cho là mình hoàn hảo, vây nên ông có một "bí mật" khó nói mà chỉ khi các chuyên gia phân tích long bào của ông mới phát hiện ra.Theo như số đo chiếc long bào của Càn Long được lưu giữ trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc), chuyên gia suy ra chiều cao của Hoàng đế. Hóa ra Càn Long không cao lớn như trên phim ảnh.Theo quy định trang phục hoàng thất nhà Thanh, lễ phục yêu cầu phải vừa vặn với thân người.Chiều dài của chiếc long bào này là 143cm, đây là một dữ liệu rất quan trọng để suy đoán chiều cao của Càn Long. Theo đó, nếu căn cứ vào chiều dài long bào, Càn Long có thể cao khoảng 1m65.Người Anh cũng từng ghi lại thông tin về chiều cao của Hoàng đế Càn Long. Khi sứ đoàn Anh Macartney đến thăm Trung Quốc vào năm 1793, họ đã ghi lại: "Càn Long cao khoảng 5 feet 2 inch", tức là khoảng 1m57.Tuy nhiên, thời điểm đó, Càn Long đã 82 tuổi nên chiều cao của ông chắc chắn giảm đi một chút. Nhưng điều này cũng gián tiếp chứng minh rằng chiều cao của Càn Long được tính toán dựa trên long bào trong Bảo tàng Cố cung là có phần chính xác.Đó chính là lý do vì sao, Càn Long luôn đi giày tăng chiều cao. Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, một đôi giày có gót cao khoảng 10cm.Một số giả thuyết được nêu ra lý giải nguyên nhân vua Càn Long có chiều cao "khiếm tốn" như vậy. Có thể là do hôn nhân cận huyết thống, là kiểu hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau.Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng, các phi tần được tuyển chọn vào cung khi còn khá trẻ, nhiều người trong số họ chưa đến 15 tuổi, thể chất chưa đủ trưởng thành. Những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện như vậy không tránh khỏi tình trạng yếu ớt.>>>Xem thêm video: Bí mật hài cốt nam giới bên trong lăng mộ công chúa nhà Đường.
Vua Càn Long (1711-1799) là vị vua thứ tư của triều đại Thanh của Trung Quốc. Ông được xem là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của Trung Quốc, đã cai trị đất nước trong hơn 60 năm và đặt nền móng cho một triều đại phát triển mạnh mẽ.
Với sự thay đổi và cải cách của mình, vua Càn Long đã đưa đất nước Trung Quốc ra khỏi thời kỳ suy thoái và đưa nó trở lại vị thế của một đế chế mạnh mẽ.
Càn Long cũng là người có lòng háo thắng mạnh mẽ, ông luôn tự cho là mình hoàn hảo, vây nên ông có một "bí mật" khó nói mà chỉ khi các chuyên gia phân tích long bào của ông mới phát hiện ra.
Theo như số đo chiếc long bào của Càn Long được lưu giữ trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc), chuyên gia suy ra chiều cao của Hoàng đế. Hóa ra Càn Long không cao lớn như trên phim ảnh.
Theo quy định trang phục hoàng thất nhà Thanh, lễ phục yêu cầu phải vừa vặn với thân người.
Chiều dài của chiếc long bào này là 143cm, đây là một dữ liệu rất quan trọng để suy đoán chiều cao của Càn Long. Theo đó, nếu căn cứ vào chiều dài long bào, Càn Long có thể cao khoảng 1m65.
Người Anh cũng từng ghi lại thông tin về chiều cao của Hoàng đế Càn Long. Khi sứ đoàn Anh Macartney đến thăm Trung Quốc vào năm 1793, họ đã ghi lại: "Càn Long cao khoảng 5 feet 2 inch", tức là khoảng 1m57.
Tuy nhiên, thời điểm đó, Càn Long đã 82 tuổi nên chiều cao của ông chắc chắn giảm đi một chút. Nhưng điều này cũng gián tiếp chứng minh rằng chiều cao của Càn Long được tính toán dựa trên long bào trong Bảo tàng Cố cung là có phần chính xác.
Đó chính là lý do vì sao, Càn Long luôn đi giày tăng chiều cao. Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, một đôi giày có gót cao khoảng 10cm.
Một số giả thuyết được nêu ra lý giải nguyên nhân vua Càn Long có chiều cao "khiếm tốn" như vậy. Có thể là do hôn nhân cận huyết thống, là kiểu hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau.
Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng, các phi tần được tuyển chọn vào cung khi còn khá trẻ, nhiều người trong số họ chưa đến 15 tuổi, thể chất chưa đủ trưởng thành. Những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện như vậy không tránh khỏi tình trạng yếu ớt.