Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805) là vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh. Cuộc đời của ông được nhiều người biết đến thông qua các tiểu thuyết, phim truyền hình... Theo đó, Kỷ Hiểu Lam được xây dựng là viên quan thông minh, đa tài và thanh liêm. Ông thường có những cuộc đấu trí với tham quan Hòa Thân.Không những vậy, Kỷ Hiểu Lam còn được mô tả là người chính trực không màng nữ sắc. Ông không có nhiều thê thiếp như quan lại đương thời.Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác. Các nhà nghiên cứu tìm được những sử liệu cho thấy Kỷ Hiểu Lam không hề có các cuộc đấu trí với Hòa Thân dưới thời hoàng đế Càn Long.Bởi lẽ, khi mới gia nhập quan trường, Kỷ Hiểu Lam chỉ giữ chức quan nhỏ. Không những vậy, ông làm công việc liên quan đến văn hóa nên hoàn toàn không có mấy cơ hội gặp mặt Hòa Thân.Vào năm 1771, khi cần soạn cuốn “Tứ khố toàn thư”, hoàng đế Càn Long cho gọi Kỷ Hiểu Lam từ Tân Cương về kinh đô. Từ đây, con đường quan lộ của ông mới có nhiều khởi sắc. Lúc này, Kỷ Hiểu Lam đã 47 tuổi.Kỷ Hiểu Lam thăng quan tiến chức và giữ các chức vụ cao như Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Lễ. Những chức quan này đều do hoàng đế Gia Khánh sắc phong. Qua đó có thể thấy Kỷ Hiểu Lam không hề có các cuộc so tài đấu trí với Hòa Thân như trong các bộ phim, tiểu thuyết.Đến năm 1970, các chuyên gia phát hiện ngôi mộ của Kỷ Hiểu Lam ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Theo đó, họ giải mã được bí mật lớn về viên quan này.Bên trong ngôi mộ có 7 hài cốt phụ nữ. Họ là những thê thiếp thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi Kỷ Hiểu Lam qua đời. Người vợ đầu tiên được ông cưới là Mã Nguyệt Phương. Khi ấy, ông 17 tuổi. Hai vợ chồng có với nhau một người con.Đến năm 24 tuổi, Kỷ Hiểu Lam nạp thiếp vào phủ. Người đó là Quách Thị. Khi khoảng 50 tuổi, ông có thêm vợ bé. Sau đó, ông nạp thêm 4 người thiếp khác.Qua đó có thể thấy Kỷ Hiểu Lam có nhiều thê thiếp chứ không phải là viên quan không màng nữ sắc như những mô tả trong phim ảnh, tiểu thuyết. Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.
Kỷ Hiểu Lam (1724 - 1805) là vị quan nổi tiếng thời nhà Thanh. Cuộc đời của ông được nhiều người biết đến thông qua các tiểu thuyết, phim truyền hình... Theo đó, Kỷ Hiểu Lam được xây dựng là viên quan thông minh, đa tài và thanh liêm. Ông thường có những cuộc đấu trí với tham quan Hòa Thân.
Không những vậy, Kỷ Hiểu Lam còn được mô tả là người chính trực không màng nữ sắc. Ông không có nhiều thê thiếp như quan lại đương thời.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác. Các nhà nghiên cứu tìm được những sử liệu cho thấy Kỷ Hiểu Lam không hề có các cuộc đấu trí với Hòa Thân dưới thời hoàng đế Càn Long.
Bởi lẽ, khi mới gia nhập quan trường, Kỷ Hiểu Lam chỉ giữ chức quan nhỏ. Không những vậy, ông làm công việc liên quan đến văn hóa nên hoàn toàn không có mấy cơ hội gặp mặt Hòa Thân.
Vào năm 1771, khi cần soạn cuốn “Tứ khố toàn thư”, hoàng đế Càn Long cho gọi Kỷ Hiểu Lam từ Tân Cương về kinh đô. Từ đây, con đường quan lộ của ông mới có nhiều khởi sắc. Lúc này, Kỷ Hiểu Lam đã 47 tuổi.
Kỷ Hiểu Lam thăng quan tiến chức và giữ các chức vụ cao như Thượng thư Bộ Binh, Thượng thư Bộ Lễ. Những chức quan này đều do hoàng đế Gia Khánh sắc phong. Qua đó có thể thấy Kỷ Hiểu Lam không hề có các cuộc so tài đấu trí với Hòa Thân như trong các bộ phim, tiểu thuyết.
Đến năm 1970, các chuyên gia phát hiện ngôi mộ của Kỷ Hiểu Lam ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Theo đó, họ giải mã được bí mật lớn về viên quan này.
Bên trong ngôi mộ có 7 hài cốt phụ nữ. Họ là những thê thiếp thực hiện tập tục tuẫn táng sau khi Kỷ Hiểu Lam qua đời. Người vợ đầu tiên được ông cưới là Mã Nguyệt Phương. Khi ấy, ông 17 tuổi. Hai vợ chồng có với nhau một người con.
Đến năm 24 tuổi, Kỷ Hiểu Lam nạp thiếp vào phủ. Người đó là Quách Thị. Khi khoảng 50 tuổi, ông có thêm vợ bé. Sau đó, ông nạp thêm 4 người thiếp khác.
Qua đó có thể thấy Kỷ Hiểu Lam có nhiều thê thiếp chứ không phải là viên quan không màng nữ sắc như những mô tả trong phim ảnh, tiểu thuyết.
Mời độc giả xem video: Khai mạc Army Games 2021 tại Trung Quốc. Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân.