Trên phim ảnh, Từ Huệ được xây dựng như một ác nữ sẵn sàng thay đổi bản chất từ người con gái dịu dàng, hiền lành thành người đàn bà độc ác, không từ thủ đoạn để chiếm đoạt trái tim hoàng đế. Nhưng trong thực tế, nàng Từ Huệ có phải là người như vậy?
Từ Huệ thông minh xuất chúng bậc nhất hậu cung trong sử sách
Sử sách còn ghi, Từ Huệ ( 627 - 650) vốn là một mỹ nhân đất Giang Nam (nguyên quán Trường Thành, Hồ Châu nay là Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang). Một mỹ nhân xuất chúng trong đám quần hồng chốn hậu cung nhà Đường, một phi tần tài hoa bậc nhất của vua Lý Thế Dân.
|
Ảnh minh họa. |
Từ nhỏ Từ Huệ đã sớm hiểu biết, 4 tuổi đã đọc thông thạo những sách như Mao thi, Luận ngữ, 8 tuổi làm được thơ văn, được người đời phong tụng là "tiểu thần đồng".
Từ Huệ giỏi thi ca, cầm kỳ họa phẩm. Nhân vật này còn để lại cho hậu thế những tác phẩm có giá trị.
Năm Trinh Quan thứ 10 (năm 627), vị hoàng hậu hiền đức của Đường Thái Tông là Trưởng Tôn hoàng hậu lâm bệnh qua đời khiến nhà vua buồn rầu nhung nhớ khôn nguôi. Về sau ông nghe lời khuyên của các đại thần nhận tiến cung những mỹ nữ trẻ. Năm đó trong đám cung nữ tiến cung có Võ Mỵ Nương và một người đẹp kém nàng 3 tuổi là Từ Huệ. Cả hai đều được phong làm Tài Nhân vì nhan sắc hơn người.
Từ Huệ luôn giữ một tình yêu với Đường Thái Tông
Tài năng văn chương của nàng được Đường Thái Tông biết đến và triệu vào cung sắc phong là ngũ phẩm Tài nhân. Không lâu sau được phong là chính tam phẩm Tiệp dư.
Cha nàng là Từ Hiếu Đức cũng được thăng quan nhất phẩm. Sau này từ Tiệp dư nàng được tấn phong Sung Dung cấp tám trong chính nhị phẩm cửu tần, tức Hạ tần.
Sau khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, hậu cung nhà Đường phi tần rất nhiều nhưng tài nữ lại hiếm. Chính vì thế, một người tài hoa xuất chúng như Từ Huệ đã trở thành người bạn tâm giao, tri kỉ của hoàng thượng.
Nàng cũng khác các phi tần khác, tránh xa mọi bon chen tranh đấu trong hoàng cung, suốt ngày chỉ làm bạn với văn thơ. Nàng rất giống Trưởng Tôn hoàng hậu, dám thẳng thắn can gián với những sai lầm của hoàng đế. Hoàng đế cũng rất nghe theo lời khuyên của nàng.
Năm thứ 23 Trinh Quan, Đường Thái Tông băng hà. Vì không có con, nên theo quy định Từ Huệ sẽ phải đến cung Sùng Thánh xuất gia làm ni cô.
Tại nơi đây, sống cuộc sống âm thầm lặng lẽ thêm việc mất người tâm giao, tri kỉ và người thương yêu mình nhất mực, hơn một năm sau, tài nữ Từ Huệ đau lòng khôn xiết, âu sầu phát bệnh trong u uất.
Đường Cao Tông mất vì đau khổ mà nàng cũng qua đời vào năm 24 tuổi
Từ Huệ không chọn cách tuyệt thực để đi theo Đường Thái Tông mà từ từ hành hạ bản thân mình. Khi mang trọng bệnh, nàng từ chối không cho thái y cứu chữa và qua đời khi mới vừa 24 tuổi.
Không ai có quyền đòi hỏi nàng phải hi sinh bản thân mình, nhưng với tấm chân tình cao đẹp nàng dành cho Đường Thái Tông không có thơ văn nào diễn tả hết.
Xúc động và khâm phục trước tình cảm trọn tình vẹn nghĩa của Từ Huệ dành cho tiên hoàng, Đường Cao Tông Lý Trị đã truy tặng cho nàng là “Hiền Phi” và cho tùy táng trong thạch thất của Chiêu Lăng để được thiên thu bên người tri kỉ.
Cũng vì sự hi sinh cao đẹp của nàng mà những người trong gia tộc họ Từ cũng được thơm lây. Cha nàng Từ Hiếu Đức được Đường Cao Tông thăng liền 6 cấp thành Quả Châu Kích Sử chính tứ phẩm. Em trai nàng là Từ Tề cũng được nhiệm mệnh là thị thư Bái Vương Lý Hiền. Em gái nàng cũng là một tài nữ nổi tiếng được Lý Trị triệu tiến cung và phong làm Chính tam phẩm Tiệp Dư. Tấm chân tình của Từ Huệ khiến hậu nhân vô cùng khâm phục và cảm động. Các thi nhân sau này đã phong cho nàng quế hoa.