Nằm trên cung đường độc đạo dẫn từ Phan Thiết ra Mũi Né (Bình Thuận), Bãi Đá Ông Địa vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của vùng.Đây là một bãi biển có nhiều tảng đá tự nhiên hình thù kỳ dị, gắn với một giai thoại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.Tương truyển, từ khi người Việt mới lập nghiệp ở khu vực Mũi Né, ở bãi đá này có một tảng đá hình thù rất giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền.Mới đầu, có một hai người dân buôn bán đi ngang, dừng chân lại nghỉ mệt và nhìn thấy "Ông Địa". Họ cúng bái và cầu xin "ông" giúp cho họ mua mau bán đắt.Thế rồi họ “cầu được ước thấy” trong việc buôn bán nên một đồn mười, mười đồn trăm, các ngư dân sau khi đánh cá về, vợ hay con cái họ gánh cá lên chợ Phan Thiết để bán, đi qua đây, ai cũng ghé lại cầu mong Ông Địa giúp cho họ mau bán hết cá để trở về nhà.Theo thời gian, niềm tin vào sự phò trì của "Ông Địa" bên bờ biển đã trở thành một nét tín ngưỡng gắn với cuộc sống của người dân địa phương.Ngày nay, tảng đá Ông Địa không còn nữa, nhưng tên gọi bãi đá Ông Địa thì mãi tồn tại. Một am thờ nhỏ cũng được dựng tại vị trí tảng đá Ông Địa xưa để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân.Cùng với phát triển du lịch của Mũi Nẽ, bãi đá Ông Địa giờ đây trở thành một địa điểm thu tham quan thu hút khách thập phương với một bãi biển rất đẹp và nét thiên nhiên hoang sơ của những ghềnh đá muôn hình vẻ...
Nằm trên cung đường độc đạo dẫn từ Phan Thiết ra Mũi Né (Bình Thuận), Bãi Đá Ông Địa vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là một địa điểm tâm linh nổi tiếng của vùng.
Đây là một bãi biển có nhiều tảng đá tự nhiên hình thù kỳ dị, gắn với một giai thoại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Tương truyển, từ khi người Việt mới lập nghiệp ở khu vực Mũi Né, ở bãi đá này có một tảng đá hình thù rất giống Ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền.
Mới đầu, có một hai người dân buôn bán đi ngang, dừng chân lại nghỉ mệt và nhìn thấy "Ông Địa". Họ cúng bái và cầu xin "ông" giúp cho họ mua mau bán đắt.
Thế rồi họ “cầu được ước thấy” trong việc buôn bán nên một đồn mười, mười đồn trăm, các ngư dân sau khi đánh cá về, vợ hay con cái họ gánh cá lên chợ Phan Thiết để bán, đi qua đây, ai cũng ghé lại cầu mong Ông Địa giúp cho họ mau bán hết cá để trở về nhà.
Theo thời gian, niềm tin vào sự phò trì của "Ông Địa" bên bờ biển đã trở thành một nét tín ngưỡng gắn với cuộc sống của người dân địa phương.
Ngày nay, tảng đá Ông Địa không còn nữa, nhưng tên gọi bãi đá Ông Địa thì mãi tồn tại. Một am thờ nhỏ cũng được dựng tại vị trí tảng đá Ông Địa xưa để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Cùng với phát triển du lịch của Mũi Nẽ, bãi đá Ông Địa giờ đây trở thành một địa điểm thu tham quan thu hút khách thập phương với một bãi biển rất đẹp và nét thiên nhiên hoang sơ của những ghềnh đá muôn hình vẻ...