Nét đặc trưng trong kiến trúc lăng mộ các vua Nguyễn ở kinh thành Huế là việc chia thành nhiều cấp sân tế từ thấp lên cao, được dẫn lên bằng các bậc cấp. Trong ảnh là bậc cấp ở lăng vua Gia Long, nơi có 7 cấp sân tế.Bức ảnh này chụp ở lăng vua Thiệu Trị, cho thấy rõ hơn cấu trúc bậc cấp và sự phân tầng của các sân tế.Hệ thống bậc cấp tại các lăng mộ vua Nguyễn cũng sở hữu những lan can đắp hình rồng được coi là kiểu mẫu của kiến trúc cung đình nhà Nguyễn. Trong ảnh là lan can ở bậc cấp dẫn lên điện Minh Thành ở lăng Gia Long.Cặp rồng trấn giữ lối vào Bửu Thành của lăng Gia Long, nơi đặt mộ phần hoàng đế Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.Tùy theo đời vua và vị trí của công trình mà hình tượng rồng được thể hiện với ít nhiều khác biệt, không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Ảnh: Cặp rồng ở bậc cấp dẫn lên tòa Minh Lâu - công trình nằm ở trung tâm lăng vua Minh Mạng.Cặp rồng với chiều dài ấn tượng ở lối lên Bửu Thành, nơi vua Minh Mạng yên nghỉ.Hình tượng rồng ở lăng vua Thiệu Trị, vị vua thứ ba của nhà Nguyễn, sau vua Gia Long và vua Minh Mạng.Tự Đức, vị vua thứ tư của nhà Nguyễn là một người đề cao tính khiêm nhường. Các công trình trong lăng mộ ông đều bắt đầu bằng chữ Khiêm. Có lẽ do muốn thế hiện sự khiêm cung mà nhà vua không cho đắp hình rồng - biểu tượng đế quyền - trên các bậc cấp chính của lăng.Bậc cấp của một số tòa nhà trong khuôn viên lăng Tự Đức có lan can hình mây gió, như thể hiện tâm hồn lãng mạn, nhiều ẩn ức của vị vua giỏi thơ văn nhưng yếu đuối và bất lực trước nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp này.Lăng vua Đồng Khánh, vị vua bù nhìn của một đất nước mất chủ quyền, cũng không còn những hình ảnh rồng oai nghiêm như lăng mộ các vị vua đầu tiên.Cặp rồng trấn giữ lối vào mộ phần vua Đồng Khánh trông rất nhỏ bé và yếu đuối, nhìn không còn ra hình rồng.Lăng mộ của vua Khải Định được xây rất công phu và tinh xảo, là sự hội tụ của đủ các loại phong cách kiến trúc khác nhau trên thế giới. Các bậc cấp của lăng được trang trí hình rồng khá sinh động.Tuy nhiên, hình tượng rồng ở lăng Khải Định toát lên một vẻ yếm thế, không còn cái uy như rồng ở các đời vua Nguyễn còn chủ quyền đất nước...
Nét đặc trưng trong kiến trúc lăng mộ các vua Nguyễn ở kinh thành Huế là việc chia thành nhiều cấp sân tế từ thấp lên cao, được dẫn lên bằng các bậc cấp. Trong ảnh là bậc cấp ở lăng vua Gia Long, nơi có 7 cấp sân tế.
Bức ảnh này chụp ở lăng vua Thiệu Trị, cho thấy rõ hơn cấu trúc bậc cấp và sự phân tầng của các sân tế.
Hệ thống bậc cấp tại các lăng mộ vua Nguyễn cũng sở hữu những lan can đắp hình rồng được coi là kiểu mẫu của kiến trúc cung đình nhà Nguyễn. Trong ảnh là lan can ở bậc cấp dẫn lên điện Minh Thành ở lăng Gia Long.
Cặp rồng trấn giữ lối vào Bửu Thành của lăng Gia Long, nơi đặt mộ phần hoàng đế Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng hậu.
Tùy theo đời vua và vị trí của công trình mà hình tượng rồng được thể hiện với ít nhiều khác biệt, không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Ảnh: Cặp rồng ở bậc cấp dẫn lên tòa Minh Lâu - công trình nằm ở trung tâm lăng vua Minh Mạng.
Cặp rồng với chiều dài ấn tượng ở lối lên Bửu Thành, nơi vua Minh Mạng yên nghỉ.
Hình tượng rồng ở lăng vua Thiệu Trị, vị vua thứ ba của nhà Nguyễn, sau vua Gia Long và vua Minh Mạng.
Tự Đức, vị vua thứ tư của nhà Nguyễn là một người đề cao tính khiêm nhường. Các công trình trong lăng mộ ông đều bắt đầu bằng chữ Khiêm. Có lẽ do muốn thế hiện sự khiêm cung mà nhà vua không cho đắp hình rồng - biểu tượng đế quyền - trên các bậc cấp chính của lăng.
Bậc cấp của một số tòa nhà trong khuôn viên lăng Tự Đức có lan can hình mây gió, như thể hiện tâm hồn lãng mạn, nhiều ẩn ức của vị vua giỏi thơ văn nhưng yếu đuối và bất lực trước nguy cơ mất nước vào tay thực dân Pháp này.
Lăng vua Đồng Khánh, vị vua bù nhìn của một đất nước mất chủ quyền, cũng không còn những hình ảnh rồng oai nghiêm như lăng mộ các vị vua đầu tiên.
Cặp rồng trấn giữ lối vào mộ phần vua Đồng Khánh trông rất nhỏ bé và yếu đuối, nhìn không còn ra hình rồng.
Lăng mộ của vua Khải Định được xây rất công phu và tinh xảo, là sự hội tụ của đủ các loại phong cách kiến trúc khác nhau trên thế giới. Các bậc cấp của lăng được trang trí hình rồng khá sinh động.
Tuy nhiên, hình tượng rồng ở lăng Khải Định toát lên một vẻ yếm thế, không còn cái uy như rồng ở các đời vua Nguyễn còn chủ quyền đất nước...