Bà bầu có nên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên

Google News

Nhiều bà bầu băn khoăn về việc lau chùi, quét dọn bàn thờ tổ tiên. Trước thắc mắc bà bầu có được thắp hương trên bàn thờ tổ tiên hay không, chuyên gia phong thủy đã có giải thích rõ về vấn đề này.

Nhiều bà bầu băn khoăn về việc lau chùi, quét dọn bàn thờ tổ tiên. Trước thắc mắc bà bầu có được thắp hương trên bàn thờ tổ tiên hay không, chuyên gia phong thủy đã có giải thích rõ về vấn đề này. Chị em nào muốn lấy lại phong độ nhan sắc sau sinh thì hãy học ngay cách ngâm rượu nghệ cho bà đẻ.Trong thời gian mang thai, chị em đừng quên bổ sung vào thực đơn các loạt hạt có lợi cho sức khỏe của mẹ và...Thời điểm 1 tháng sau khi sinh con có nên quan hệ vợ chồng không là nỗi trăn trở của nhiều chị em. Trao đổi...
Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời của người Việt Nam. Hàng tháng vào các ngày rằm, mùng một hoặc các ngày lễ trong năm, bàn thờ ông bà của mỗi gia đình đều nghi ngút khói hương như tấm lòng thành của con cháu tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người đã khuất.
Việc thắp hương cũng được gia chủ chú ý cẩn thận. Người thắp hương phải tắm rửa sạch sẽ, cẩn thận chắp tay vái lạy và thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra, một số gia đình có tập tục kiêng kỵ việc bà bầu lau chùi, thắp hương để tránh ảnh hưởng đến vận khí trong nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, bà bầu vẫn có thể thắp hương như những thành viên khác.
Nhiều chị em vẫn chung một thắc mắc: Khi mang thai, bà bầu có được phép thắp hương? - Ảnh minh họa: Internet 
Bà bầu có nên thắp hương?
Trao đổi với Phụ nữ và Gia đình, chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên My (TP.HCM) cho biết: “Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là tín ngưỡng lâu đời. Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể thắp hương trên bàn thờ ông bà vào rằm, mùng 1 hoặc các ngày lễ. Nghi thức này chính là tấm lòng thành của con cháu vái tạ ông bà nên những chị em trong thời kỳ bầu bí vẫn được thắp hương theo phong tục.
“Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phụ nữ mang thai cần chú ý chọn những bó hương có mùi không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi” – vị chuyên gia này cho biết thêm.
Thực tế hiện nay, một số loại hương được tẩm hương liệu, hóa chất khi đốt dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Dó đó, khi thắp hương bà bầu cần lưu ý:
- Mở cửa chính, cửa sổ để khói hương thông thoáng và bay ra ngoài.
- Không nên thắp quá nhiều nén hương; Mỗi lần thắp hương, bà bầu chỉ nên thắp 1 nén.
- Bà bầu thắp hương nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Nên chọn các loại hương thắp có nguồn gốc từ tự nhiên (cây trầm, mùn cưa…) tránh gây độc hại.
- Chị em đặc biệt cẩn trọng trong việc trèo lên tầng hoặc ghế cao thắp hương, tránh nguy cơ trơn trượt, té ngã.
Ảnh hưởng của khói hương đến sức khỏe bà bầu
Mẹ bầu hít phải khói hương có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, gây tổn thương tế bào vì khói hương độc gấp nhiều lần hơn so với khói thuốc.
Trong khói hương chứa butadiene và benzene – 2 thành phần gây ung thư mạch bạch huyết và ung thư máu. Ngoài ra, benzene trong khói hương cũng gây ra chứng tổn thương mắt, da và hệ thần kinh. Mẹ bầu hít phải khói hương còn khiến thận bị ảnh hưởng do sự tích tụ tồn dư hóa chất.
Bên cạnh đó, cơ thể mẹ bầu khi mang thai vô cùng nhạy cảm. Những người có cơ địa yếu hít phải khói nhang lần đầu sẽ có hiện tượng chóng mặt, buồn nôn và nguy cơ cao mắc chứng viêm thanh quản. Những mẹ bầu có sức khỏe tốt hơn, sau vài lần hít phải khói nhang cũng dễ bị mắc hội chứng này.
Vì vậy, bà bầu vẫn có thể thắp hương trong các ngày lễ theo phong tục. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong thời kỳ mang thai, chị em nên hạn chế tiếp xúc với loại khói độc hại này.
Theo Minh Cát/PNSK

>> xem thêm

Bình luận(0)