Ngày 1/5/1959, trên sân bay Gia Lâm, Cục Không quân (trước là
Ban nghiên cứu sân bay) làm lễ thành lập đơn vị bay đầu tiên của Không
quân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiếc máy bay vận tải kiểu An-2,
Li-2 do các phi công Việt Nam điều khiển đã bay biểu diễn, đánh dấu một
bước trưởng thành của không quân ta. Loạt ảnh được chia sẻ trên diễn đàn Quân sự Việt Nam.Đồng chí Đặng Tính, Cục trưởng Cục không quân đọc diễn văn trong buổi lễ thành lập đoàn không quân vận tải 919.Luôn hướng về miền Nam ruột thịt, các phi công An-2 tuy còn non trẻ, đã
khắc phục nhiều khó khăn thả lương thực tiếp tế cho các đơn vị mở đường
Trường Sơn.Ngoài việc thay thế các phi công nước ngoài đảm nhiệm các tuyến bay dân
dụng, không quân vận tải còn hoàn thành nhiệm vụ các cuộc diễn tập chiến
đấu......đào tạo hàng ngàn chiến sỹ nhảy dù, vận chuyển vũ khí, lương thực cho các đơn vị bạn.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang lắng nghe báo cáo kết quả khôi phục và xây dựng thêm nhiều sân bay trên miền Bắc.Nhân dân và bộ đội Tây Bắc góp nhiều sức người, sức của xây dựng thêm căn cứ cho không quân.Một chuyến bay đi Đồng Hới - Quảng Bình.Đường bay Hà Nội - Điện Biên Phủ đã mở.Tại hội nghị tổng kết thi đua đầu tiên của Cục Không quân (10/1959), Bác
Hồ hài lòng khi nghe đồng chí chính ủy báo cáo về quyết tâm phấn đấu
mới của Cục. Năm 1961, Bác Hồ tự tay viết thư khen cán bộ, chiến sỹ Cục
Không quân.Mùa thu năm 1960, theo yêu cầu của Cách mạng Lào, không quân nhân dân
Việt Nam đã sát cánh cùng không quân Xô Viết vận chuyển cho chiến
trường Lào. Qua hai năm xây dựng và trưởng thành, các tổ bay được rèn luyện, trưởng
thành nhiều mặt. Nhiều đơn vị, cá nhân được khen thưởng, trong đó có đại
đội bay Li-2 là một trong 2 đơn vị trong toàn quân được tặng danh hiệu
"Đơn vị Ba nhất".Chủ tịch Xu pha nu vông và tổ bay Li-2 sau chuyến bay về căn cứ Cách mạng Lào.Rút kinh nghiệm phương pháp thả dù.Nhà máy dệt Nam Định chế thử và sản xuất thành công vải may dù thả hàng, cung cấp kịp thời cho Không quân phục vụ chiến trường.Đại đội 6 chuyên vận chuyển hàng, lao dù, gấp dù làm việc quên mình vì nghĩa vụ quốc tế.Có ngày các chiến sỹ làm việc không nghỉ 7 tiếng đồng hồ. Một số chiến sỹ đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Ngày 1/5/1959, trên sân bay Gia Lâm, Cục Không quân (trước là
Ban nghiên cứu sân bay) làm lễ thành lập đơn vị bay đầu tiên của Không
quân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiếc máy bay vận tải kiểu An-2,
Li-2 do các phi công Việt Nam điều khiển đã bay biểu diễn, đánh dấu một
bước trưởng thành của không quân ta. Loạt ảnh được chia sẻ trên diễn đàn Quân sự Việt Nam.
Đồng chí Đặng Tính, Cục trưởng Cục không quân đọc diễn văn trong buổi lễ thành lập đoàn không quân vận tải 919.
Luôn hướng về miền Nam ruột thịt, các phi công An-2 tuy còn non trẻ, đã
khắc phục nhiều khó khăn thả lương thực tiếp tế cho các đơn vị mở đường
Trường Sơn.
Ngoài việc thay thế các phi công nước ngoài đảm nhiệm các tuyến bay dân
dụng, không quân vận tải còn hoàn thành nhiệm vụ các cuộc diễn tập chiến
đấu...
...đào tạo hàng ngàn chiến sỹ nhảy dù, vận chuyển vũ khí, lương thực cho các đơn vị bạn.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang lắng nghe báo cáo kết quả khôi phục và xây dựng thêm nhiều sân bay trên miền Bắc.
Nhân dân và bộ đội Tây Bắc góp nhiều sức người, sức của xây dựng thêm căn cứ cho không quân.
Một chuyến bay đi Đồng Hới - Quảng Bình.
Đường bay Hà Nội - Điện Biên Phủ đã mở.
Tại hội nghị tổng kết thi đua đầu tiên của Cục Không quân (10/1959), Bác
Hồ hài lòng khi nghe đồng chí chính ủy báo cáo về quyết tâm phấn đấu
mới của Cục. Năm 1961, Bác Hồ tự tay viết thư khen cán bộ, chiến sỹ Cục
Không quân.
Mùa thu năm 1960, theo yêu cầu của Cách mạng Lào, không quân nhân dân
Việt Nam đã sát cánh cùng không quân Xô Viết vận chuyển cho chiến
trường Lào. Qua hai năm xây dựng và trưởng thành, các tổ bay được rèn luyện, trưởng
thành nhiều mặt. Nhiều đơn vị, cá nhân được khen thưởng, trong đó có đại
đội bay Li-2 là một trong 2 đơn vị trong toàn quân được tặng danh hiệu
"Đơn vị Ba nhất".
Chủ tịch Xu pha nu vông và tổ bay Li-2 sau chuyến bay về căn cứ Cách mạng Lào.
Rút kinh nghiệm phương pháp thả dù.
Nhà máy dệt Nam Định chế thử và sản xuất thành công vải may dù thả hàng, cung cấp kịp thời cho Không quân phục vụ chiến trường.
Đại đội 6 chuyên vận chuyển hàng, lao dù, gấp dù làm việc quên mình vì nghĩa vụ quốc tế.
Có ngày các chiến sỹ làm việc không nghỉ 7 tiếng đồng hồ. Một số chiến sỹ đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.