Vì sao có tháng âm lịch 29 ngày? Theo lịch âm, số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.
Thời điểm thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng, đó là ngày mùng 1 (ngày Sóc).Mặt trăng không thể tự tạo ra ánh sáng. “Ánh trăng” thực chất là ánh sáng Mặt trời phản chiếu trên bề mặt Mặt trăng. Khi đứng trên Trái đất, tầm nhìn của chúng ta với phần được chiếu sáng của Mặt trăng thay đổi mỗi đêm, tùy thuộc vào vị trí của Mặt trăng trên quỹ đạo quanh Trái đất.
Khi thứ tự Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn. Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc.
Cách làm lịch âm khá chi tiết và phức tạp, xác định chu kỳ từ trăng tròn đến trăng khuyết có 29,53 ngày. Vì vậy, sau khi làm tròn, sẽ có tháng 30 ngày và tháng 29 ngày (dân gian còn gọi là tháng thiếu).Năm 2025 có 2 tháng 6 âm lịch: Bình thường, một năm dương lịch có 12 tháng với 365 ngày; một năm âm lịch cũng 12 tháng nhưng chỉ có 354 ngày. So với năm dương lịch thì năm âm lịch ngắn hơn 11 ngày, nên cứ sau 3 năm sẽ chênh lệch đến 33 ngày, tức hơn 1 tháng.
Để cân bằng thời gian giữa năm âm lịch và năm dương lịch, cứ 3 năm âm lịch phải cho thêm 1 tháng nhuận. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn sẽ chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng này bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. 7 tháng nhuận đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.Vì vậy, muốn tính năm âm lịch có nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.Tháng nhuận âm lịch được đặt vào các tháng không có Trung khí - khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của Trái đất và Mặt trời. Trong đó, tháng Giêng và tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.Với cách tính trên, năm 2025 là năm nhuận âm lịch vì 2025 chia cho 19 dư 11. Cụ thể, năm 2025 nhuận vào tháng 6 âm lịch, tức có 2 tháng 6 âm lịch.8 năm liền không có ngày 30 Tết: Theo âm lịch, tháng Chạp năm nay chỉ có 29 ngày, không có ngày 30 Tết. Đặc biệt, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp. Điều đó có nghĩa là trong 8 năm liền từ 2025 - 2032, chúng ta sẽ không có ngày 30 Tết đúng nghĩa.
Vì sao có tháng âm lịch 29 ngày? Theo lịch âm, số ngày trong tháng được tính dựa trên con số thiên văn vận hành của Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời. Nhiều người còn gọi lịch âm là lịch Mặt trăng vì tuân theo quan sát chu kỳ trăng tròn.
Thời điểm thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời nằm thẳng hàng, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng, đó là ngày mùng 1 (ngày Sóc).
Mặt trăng không thể tự tạo ra ánh sáng. “Ánh trăng” thực chất là ánh sáng Mặt trời phản chiếu trên bề mặt Mặt trăng. Khi đứng trên Trái đất, tầm nhìn của chúng ta với phần được chiếu sáng của Mặt trăng thay đổi mỗi đêm, tùy thuộc vào vị trí của Mặt trăng trên quỹ đạo quanh Trái đất.
Khi thứ tự Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời nằm thẳng hàng, đó là thời điểm trăng tròn. Mặc dù ngày rằm (ngày 15 âm lịch) chưa chắc đã đúng là lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc.
Cách làm lịch âm khá chi tiết và phức tạp, xác định chu kỳ từ trăng tròn đến trăng khuyết có 29,53 ngày. Vì vậy, sau khi làm tròn, sẽ có tháng 30 ngày và tháng 29 ngày (dân gian còn gọi là tháng thiếu).
Năm 2025 có 2 tháng 6 âm lịch: Bình thường, một năm dương lịch có 12 tháng với 365 ngày; một năm âm lịch cũng 12 tháng nhưng chỉ có 354 ngày. So với năm dương lịch thì năm âm lịch ngắn hơn 11 ngày, nên cứ sau 3 năm sẽ chênh lệch đến 33 ngày, tức hơn 1 tháng.
Để cân bằng thời gian giữa năm âm lịch và năm dương lịch, cứ 3 năm âm lịch phải cho thêm 1 tháng nhuận. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn sẽ chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng này bằng cách cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. 7 tháng nhuận đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
Vì vậy, muốn tính năm âm lịch có nhuận hay không, ta lấy năm dương lịch tương ứng chia cho 19, nếu chia hết hoặc cho ra các số dư 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì năm đó sẽ có tháng nhuận.
Tháng nhuận âm lịch được đặt vào các tháng không có Trung khí - khái niệm rút ra từ quy luật chuyển động của Trái đất và Mặt trời. Trong đó, tháng Giêng và tháng Chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận âm lịch.
Với cách tính trên, năm 2025 là năm nhuận âm lịch vì 2025 chia cho 19 dư 11. Cụ thể, năm 2025 nhuận vào tháng 6 âm lịch, tức có 2 tháng 6 âm lịch.
8 năm liền không có ngày 30 Tết: Theo âm lịch, tháng Chạp năm nay chỉ có 29 ngày, không có ngày 30 Tết. Đặc biệt, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp. Điều đó có nghĩa là trong 8 năm liền từ 2025 - 2032, chúng ta sẽ không có ngày 30 Tết đúng nghĩa.