Vương quốc Punt
Trước khi có Ai Cập cổ đại, vương quốc Punt được cho là đã tồn tại từ rất lâu trước đó. Vương quốc Punt niên đại ít nhất là 3000 năm trước Công nguyên và bắt nguồn từ vùng lân cận của Somalia ngày nay, Punt là "vùng đất của các vị thần" đối với người Ai Cập cổ đại, theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại.
Không chỉ các vị thần và nữ thần như Hathor được cho là đến từ vương quốc siêu giàu có và màu mỡ này, mà tất cả các loại hàng hóa thương mại có giá trị cũng vậy. Theo Ancient Origins, một cuộc thám hiểm thương mại quan trọng do nữ pharaoh Hatshepsut phát động đã đến nơi đây và quay trở lại, đồng thời mang về rất nhiều hương liệu và thực vật sống, ngoài ta còn có cả vàng, da báo và một vài con voi sống.
Theo những gì chúng ta có thể biết được từ các ghi chép lịch sử của Ai Cập, Punt là quê hương của một số loại hương chính được sử dụng trong tất cả các loại nghi lễ của người Ai Cập. Theo đó, đã có rất nhiều cuộc thám hiểm lớn thường xuyên mang hàng hóa của Ai Cập như công cụ và gỗ đến Punt, và trở về với những món hàng xa xỉ quý giá.
Nhưng cho đến ngày nay, các học giả vẫn chưa thể xác định chắc chắn vị trí của vương quốc Punt... vì những ghi chép lịch sử và các pharaoh vẫn giữ kín điều đó.
Vương quốc Yam
Các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn chưa chắc chắn được rằng Yam có thực sự tồn tại không, bởi vì cho đến nay, vẫn chưa ai tìm thấy dấu vết hiện vật của nền văn minh này. Theo những ghi chép lịch sử, nó có niên đại khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Yam được đề cập đến trong một số văn bản mai táng của người Ai Cập cổ đại và có liên hệ với đế chế Nubian-Kushite. Theo David O'Connor, nếu nó là thật, nó có thể ở đâu đó ở Chad hoặc Sudan ngày nay và các học giả cho rằng nó nằm ở đâu đó phía nam Ai Cập ngày nay.
Từ những dòng chữ có niên đại năm 2200 trước Công nguyên, được tìm thấy trong lăng mộ của Harkhuf, một thống đốc của Thượng Ai Cập, chúng ta biết rằng Yam có tiềm lực khá mạnh - đủ để gây ra mối đe dọa cho Ai Cập và điều đó đã thúc giục Harkhuf thực hiện một số cuộc thám hiểm để quyết định xem có nên thực hiện chiến trang hay thương mại với vương quốc này hay không. Giống như vương quốc Punt, Yam cực kỳ giàu có, nơi đây cung cấp ngà voi, gỗ mun và lông thú cho các khu vực lân cận.
Vương quốc Aksum
Bước sang Kỷ nguyên chung, các nền văn minh vĩ đại của Châu Phi tiếp tục giữ vững danh tiếng toàn cầu là đế chế thương mại vô cùng giàu có. Aksum, phát triển mạnh mẽ từ năm 100 đến năm 940 CN và cũng là nơi liên kết các tuyến đường thương mại chính ở Châu Phi và Trung Đông. Nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa giữa hai khu vực này, bạn chắc chắn phải đi qua vương quốc này (nằm ở Ethiopia và Eritrea ngày nay).
Rome, Đế chế Byzantine, các ông trùm thương mại Ấn Độ, các đoàn lữ hành Ả Rập - tất cả đều làm ăn với Aksum. Vào thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh trong thế kỷ thứ ba và thứ tư, Aksum được coi là một trong bốn đế chế lớn của thế giới. Mặc dù những ghi chép lịch sử cho rằng vương quốc này đã phát triển chữ viết của riêng mình, được gọi là Ge'ez , tuy nhiên các nhà khảo cổ học vẫn chưa tìm ra bất kỳ ghi chép nào còn lại từ thời kỳ Aksum.
Đế chế Ghana
Đế chế Ghana cổ đại, được người bản xứ gọi là Wagadu, không thực sự liên kết về mặt địa lý với Ghana hiện đại - nó thực sự nằm ở đâu đó gần Mauritania và Mali. Đế chế này phát triển mạnh mẽ từ những năm 500 đến những năm 1200 sau CN.
Wagadu được các thương nhân Ả Rập và Châu Âu trong quá khứ gọi là "vùng đất vàng", theo Từ điển Bách khoa Lịch sử Cổ đại. Các vị vua Wagadu kiểm soát tất cả việc tìm kiếm và chế biến vàng trong khu vực.
Theo ghi chép lịch sử, những thương nhân Ả Rập đã đặc biệt ấn tượng với sự giàu có của đế chế này khi nhìn thấy số lượng đồ trang sức bằng bạc và vàng mà mọi người đeo. Ngay cả những con chó của nhà vua cũng được đeo vòng cổ bằng vàng.
Tuy nhiên, vàng không phải là yếu tố duy nhất khiến cho Wagadu nổi tiếng. Thủ phủ của nó, Koumbi Saleh, là nơi sinh sống của 20.000 người mặc dù nằm ở rìa sa mạc Sahara. Nhưng người ta cho rằng người dân Wagadu đã có một số phương pháp tưới tiêu và nông nghiệp khá tiên tiến để giúp họ phát triển thịnh vượng trong khí hậu khắc nghiệt như vậy.
Đế chế Benin
Phần lớn những gì người phương Tây biết về Châu Phi trong quá khứ đều dựa trên hoạt động buôn bán nô lệ xuyên lục địa. Thực tiễn khủng khiếp đó đã cho phép các đế chế rộng lớn ở Châu Âu hoàn thành công việc mà không tốn nhân công bản địa. Nhưng điều này cũng cho phép các vương quốc Châu Phi phát triển và mở rộng, như Black History Month thừa nhận, nhiều quốc gia Châu Phi đã bổ sung hoạt động buôn bán nô lệ để bổ sung nguồn kinh tế cho mình - họ tiến hành mở rộng, đánh chiếm các lãnh thổ lân cận để bắt người sau đó bán cho các quốc gia Châu Phi khác hoặc Ả Rập và Châu Âu, như tiến sĩ Sandra Greene của Đại học Cornell cho biết.
Đế chế Benin ở Tây Phi là một trung tâm nghệ thuật và văn hóa trong khu vực và đây cũng là một quốc gia buôn bán nô lệ vô cùng khét tiếng. Họ gây dựng ảnh hưởng và sự giàu có của mình từ những năm 1200 đến năm 1897 bằng cách bán bất cứ thứ gì - hoặc bất cứ ai - mà họ có được.