Trộm mộ là vấn đề nan giải xảy ra ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ qua. Những ngôi mộ của giới quý tộc, quan lại, vua chúa bị "mộ tặc" dòm ngó vì bên trong có nhiều đồ tùy táng giá trị. Các ngôi mộ thời Tam quốc cũng trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.Thế nhưng, những kẻ trộm mộ không xâm phạm nơi chôn cất của 3 "đại nhân vật" thời Tam quốc. Đó là ngôi mộ của Lưu Bị, Quan Vũ và Gia Cát Lượng.Trong số này, ngôi mộ của Lưu Bị gắn liền với những câu chuyện bí ẩn, rùng rợn khiến kẻ trộm mộ "sợ khiếp vía". Tương truyền, người dân ở thôn Liên Hoa, Bành Sơn, Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên phát hiện một lăng mộ cổ và gọi là "Hoàng phần sơn". Họ tin rằng đây chính là nơi chôn cất Lưu Bị - hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán.Ngôi mộ của Lưu Bị nằm ở vị trí đắc địa phong thủy khi được 9 ngọn núi bao bọc và hình thành thế "cửu biện liên hoa". Ngôi mộ nằm ở vị trí trung tâm và trước mộ có 2 giếng nối đối xứng được ví như đôi mắt của rồng.Một số người nổi lòng tham nên đã đột nhập vào bên trong lăng mộ và lấy đi một số đồ tùy táng hay các viên gạch. Thế nhưng, sau đó, những người này gặp "báo ứng" khi đột nhiên gặp tai nạn, bị tàn phế, điên loạn, thậm chí là chết bất thường. Điều này khiến người dân tin rằng những điều tồi tệ đó xảy ra là do đã phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của Lưu Bị. Vì vậy, sau đó, không ai dám xâm phạm mộ phần của hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán.Giống Lưu Bị, ngôi mộ của Quan Vũ cũng không có kẻ nào dám xâm phạm. Sau khi qua đời, võ tướng nổi tiếng tài đức vẹn toàn thời Tam quốc được hậu táng tại 2 ngôi mộ. Phần đầu của ông được chôn cất trong ngôi mộ tại Lạc Dương trong khi phần thân được mai táng trong ngôi mộ tại Đương Dương.Quan Vũ được hậu thế ngưỡng mộ, tôn sùng và thần thánh hóa. Nhiều triều đại sau đó phong cho Quan Vũ nhiều tước hiệu khác nhau. Đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được tôn làm "Trung thần nghĩa sĩ vũ linh hữu nhân dũng uy hiển quang thánh đại đế".Ở nhiều nơi trên khắp đất nước, một số đền thờ Quan Vũ được người dân dựng lên và thờ phụng suốt hàng trăm năm. Do đó, hai ngôi mộ của ông không có kẻ trộm nào tới xâm phạm.Một đại nhân vật khác thời Tam quốc là Gia Cát Lượng. Nổi tiếng túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã có những cống hiến to lớn cho nhà Thục Hán. Trước khi qua đời, ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng chuyện hậu sự.Tương truyền, ông để lại di thư dặn dò Lưu Thiện rằng sau khi ông mất, hãy đặt thi thể vào quan tài rồi cho 4 người lính khỏe mạnh khiêng đi một mạch theo hướng Nam. Khi nào gậy bị gãy, dây thừng đứt thì chôn tại nơi đó.Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã làm theo lời dặn dò. Thế nhưng, 4 người khiêng quan tài chứa thi hài Khổng Minh đi mãi mà dây thừng không đứt nên quyết định đào mộ chôn cất quân sư vĩ đại này rồi quay về bẩm báo nhà vua đã hoàn thành nhiệm vụ.Thế nhưng, Lưu Thiện nhanh chóng phát hiện 4 người này mới đi được hơn vài ngày thì dây thừng chưa thể đứt nhanh đến vậy. Do đó, sau khi tra hỏi, 4 người trên đã khai nhận toàn bộ vụ việc. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện cho người giết chết 4 người này. Sau khi họ bị xử tử, hoàng đế nhà Thục Hán mới nhớ ra chưa hỏi xem họ đã chôn Gia Cát Lượng ở đâu.Do vậy, vị trí ngôi mộ của Gia Cát Lượng trở thành một bí ẩn lớn. Ngay cả những kẻ trộm cũng không tìm thấy nơi chôn cất Khổng Minh.Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.
Trộm mộ là vấn đề nan giải xảy ra ở Trung Quốc suốt nhiều thế kỷ qua. Những ngôi mộ của giới quý tộc, quan lại, vua chúa bị "mộ tặc" dòm ngó vì bên trong có nhiều đồ tùy táng giá trị. Các ngôi mộ thời Tam quốc cũng trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ.
Thế nhưng, những kẻ trộm mộ không xâm phạm nơi chôn cất của 3 "đại nhân vật" thời Tam quốc. Đó là ngôi mộ của Lưu Bị, Quan Vũ và Gia Cát Lượng.
Trong số này, ngôi mộ của Lưu Bị gắn liền với những câu chuyện bí ẩn, rùng rợn khiến kẻ trộm mộ "sợ khiếp vía". Tương truyền, người dân ở thôn Liên Hoa, Bành Sơn, Tân Tân, tỉnh Tứ Xuyên phát hiện một lăng mộ cổ và gọi là "Hoàng phần sơn". Họ tin rằng đây chính là nơi chôn cất Lưu Bị - hoàng đế sáng lập của nhà Thục Hán.
Ngôi mộ của Lưu Bị nằm ở vị trí đắc địa phong thủy khi được 9 ngọn núi bao bọc và hình thành thế "cửu biện liên hoa". Ngôi mộ nằm ở vị trí trung tâm và trước mộ có 2 giếng nối đối xứng được ví như đôi mắt của rồng.
Một số người nổi lòng tham nên đã đột nhập vào bên trong lăng mộ và lấy đi một số đồ tùy táng hay các viên gạch. Thế nhưng, sau đó, những người này gặp "báo ứng" khi đột nhiên gặp tai nạn, bị tàn phế, điên loạn, thậm chí là chết bất thường. Điều này khiến người dân tin rằng những điều tồi tệ đó xảy ra là do đã phá vỡ giấc ngủ ngàn thu của Lưu Bị. Vì vậy, sau đó, không ai dám xâm phạm mộ phần của hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán.
Giống Lưu Bị, ngôi mộ của Quan Vũ cũng không có kẻ nào dám xâm phạm. Sau khi qua đời, võ tướng nổi tiếng tài đức vẹn toàn thời Tam quốc được hậu táng tại 2 ngôi mộ. Phần đầu của ông được chôn cất trong ngôi mộ tại Lạc Dương trong khi phần thân được mai táng trong ngôi mộ tại Đương Dương.
Quan Vũ được hậu thế ngưỡng mộ, tôn sùng và thần thánh hóa. Nhiều triều đại sau đó phong cho Quan Vũ nhiều tước hiệu khác nhau. Đến thời nhà Thanh, Quan Vũ được tôn làm "Trung thần nghĩa sĩ vũ linh hữu nhân dũng uy hiển quang thánh đại đế".
Ở nhiều nơi trên khắp đất nước, một số đền thờ Quan Vũ được người dân dựng lên và thờ phụng suốt hàng trăm năm. Do đó, hai ngôi mộ của ông không có kẻ trộm nào tới xâm phạm.
Một đại nhân vật khác thời Tam quốc là Gia Cát Lượng. Nổi tiếng túc trí đa mưu, liệu sự như thần, Khổng Minh đã có những cống hiến to lớn cho nhà Thục Hán. Trước khi qua đời, ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng chuyện hậu sự.
Tương truyền, ông để lại di thư dặn dò Lưu Thiện rằng sau khi ông mất, hãy đặt thi thể vào quan tài rồi cho 4 người lính khỏe mạnh khiêng đi một mạch theo hướng Nam. Khi nào gậy bị gãy, dây thừng đứt thì chôn tại nơi đó.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã làm theo lời dặn dò. Thế nhưng, 4 người khiêng quan tài chứa thi hài Khổng Minh đi mãi mà dây thừng không đứt nên quyết định đào mộ chôn cất quân sư vĩ đại này rồi quay về bẩm báo nhà vua đã hoàn thành nhiệm vụ.
Thế nhưng, Lưu Thiện nhanh chóng phát hiện 4 người này mới đi được hơn vài ngày thì dây thừng chưa thể đứt nhanh đến vậy. Do đó, sau khi tra hỏi, 4 người trên đã khai nhận toàn bộ vụ việc. Trong lúc tức giận, Lưu Thiện cho người giết chết 4 người này. Sau khi họ bị xử tử, hoàng đế nhà Thục Hán mới nhớ ra chưa hỏi xem họ đã chôn Gia Cát Lượng ở đâu.
Do vậy, vị trí ngôi mộ của Gia Cát Lượng trở thành một bí ẩn lớn. Ngay cả những kẻ trộm cũng không tìm thấy nơi chôn cất Khổng Minh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: Thời sự Hà Tĩnh.