Phát hiện khảo cổ chấn động nhất Việt Nam năm 2016 chính là công bố về việc phát lộ các di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê (Gia Lai). Phát hiện này là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây trên 80 vạn năm. Đây là mốc mở đầu cổ nhất về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: ANTĐ.Trong đợt điều tra khảo sát đầu tháng 9/2016 tại thôn Đồng Đình, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã phát hiện ra một dấu tích cổ được xác định là kiến trúc chùa có niên đại hàng trăm năm. Phát hiện này một lần nữa khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và lan tỏa của phật giáo ở vùng biên viễn - cương vực phía Bắc của quốc gia Đại Việt thời Trần. Ảnh: Báo Yên Bái.Cuộc khai quật di tích bến Cống Cái (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) được tiến hành trong tháng 8 và đầu tháng 9/2016 đã thu được những kết quả quan trọng. Số lượng di vật được phát hiện trong các hố khai quật rất lớn, lên tới hơn 26 nghìn di vật, cho thấy Cống Cái – Sơn Hào là địa điểm quan trọng trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.Vào tháng 10/2016, các chuyên gia khảo cổ đã công bố kết quả đợt thăm dò dấu vết nghi lăng mộ vua Quang Trung tại khu vực gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế). Theo đó, đợt khảo cổ này đã làm phát lộ dấu vết một nền kiến trúc rộng lớn. Tuy nhiên cần phải có những đợt khảo sát tiếp theo để có thể đưa ra kết luận chính xác về công trình này. Ảnh: Đất Việt.Vào tháng 9/2016, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), các chuyên gia khảo cổ đã công bố kết quả khai quật khảo cổ học tại Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe (thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận). Theo đó, nhiều di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh đã được tìm thấy trong đợt khai quật, nổi bật là 43 mộ táng với hai loại hình chủ yếu là mộ nồi và mộ đất cùng nhiều đồ tùy táng. Ảnh: Lao Động.Ngày 12/3, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Trường ĐH KHXH&VN TPHCM và Ban Quản lý di tích Gò Tháp công bố kết quả thăm dò ở 4 khu vực. Kết quả, đã phát hiện thêm kiến trúc Ao thần, đền thần Vishnu và hàng trăm hiện vật khác. Ảnh: Báo Đồng Tháp.Trong đợt khảo sát, điều tra khảo cổ học tháng 7/2016, Viện Khảo cổ học phối hợp Bảo tàng Bắc Kạn đã phát hiện hai di tích hang động tiền sử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là hang Thắm (huyện Na Rì) và hang Pác Vạt (huyện Ba Bể). Các chuyên gia xác định, đây là những di tích của cư dân văn hóa Bắc Sơn cổ. Ảnh: TTXVN.Từ ngày 20/4 đến 11/6, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam đã tiến hành công tác khai quật tại di tích Đông Sơn (phường Hàm Rồng, Thanh Hóa). Quá trình khai quật đã làm phát lộ một lớp văn hóa mộ táng, cùng với hơn 4.000 hiện vật gồm đồ sành sứ, gốm, gạch ngói, đá và đồ đồng. Đây là những tư liệu quan trọng phục vụ việc xây dựng hồ sơ đề nghị vinh danh di tích Đông Sơn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Dân Trí.Trong cuộc khai quật được tiến hành từ tháng 5 - 9/2016 tại khu vực Hào Thành phía Bắc Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), nhiều di tích và di vật quan trọng thuộc các niên đại Trần, Hồ, Lê, Nguyễn đã được phát hiện, gồm các vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá khối, trang trí kiến trúc và nhóm các loại hình đồ dùng trong sinh hoạt như sành, sứ, tiền kim loại. Ảnh:
Báo Du Lịch.Đầu tháng 10/2016, trong một cuộc khảo sát khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phát hiện tại khu vực có tục danh Gò Gạch (phía sau vườn nhà ông Trần Xuân Đào, ở xóm 3, thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn) một di tích kiến trúc Champa cùng hai hiện vật bằng gốm còn nguyên vẹn, có khả năng là gốm của người Việt, có niên đại khoảng thế kỷ 19. Ảnh: Báo Bình Định.
Phát hiện khảo cổ chấn động nhất Việt Nam năm 2016 chính là công bố về việc phát lộ các di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê (Gia Lai). Phát hiện này là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây trên 80 vạn năm. Đây là mốc mở đầu cổ nhất về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam. Ảnh: ANTĐ.
Trong đợt điều tra khảo sát đầu tháng 9/2016 tại thôn Đồng Đình, xã Văn Lãng, huyện Yên Bình, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã phát hiện ra một dấu tích cổ được xác định là kiến trúc chùa có niên đại hàng trăm năm. Phát hiện này một lần nữa khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và lan tỏa của phật giáo ở vùng biên viễn - cương vực phía Bắc của quốc gia Đại Việt thời Trần. Ảnh: Báo Yên Bái.
Cuộc khai quật di tích bến Cống Cái (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) được tiến hành trong tháng 8 và đầu tháng 9/2016 đã thu được những kết quả quan trọng. Số lượng di vật được phát hiện trong các hố khai quật rất lớn, lên tới hơn 26 nghìn di vật, cho thấy Cống Cái – Sơn Hào là địa điểm quan trọng trong hệ thống thương cảng Vân Đồn. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Vào tháng 10/2016, các chuyên gia khảo cổ đã công bố kết quả đợt thăm dò dấu vết nghi lăng mộ vua Quang Trung tại khu vực gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế). Theo đó, đợt khảo cổ này đã làm phát lộ dấu vết một nền kiến trúc rộng lớn. Tuy nhiên cần phải có những đợt khảo sát tiếp theo để có thể đưa ra kết luận chính xác về công trình này. Ảnh: Đất Việt.
Vào tháng 9/2016, tại thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), các chuyên gia khảo cổ đã công bố kết quả khai quật khảo cổ học tại Di tích khảo cổ học Động Bà Hòe (thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận). Theo đó, nhiều di tích, di vật văn hóa tiền Sa Huỳnh đã được tìm thấy trong đợt khai quật, nổi bật là 43 mộ táng với hai loại hình chủ yếu là mộ nồi và mộ đất cùng nhiều đồ tùy táng. Ảnh: Lao Động.
Ngày 12/3, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Trường ĐH KHXH&VN TPHCM và Ban Quản lý di tích Gò Tháp công bố kết quả thăm dò ở 4 khu vực. Kết quả, đã phát hiện thêm kiến trúc Ao thần, đền thần Vishnu và hàng trăm hiện vật khác. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Trong đợt khảo sát, điều tra khảo cổ học tháng 7/2016, Viện Khảo cổ học phối hợp Bảo tàng Bắc Kạn đã phát hiện hai di tích hang động tiền sử trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là hang Thắm (huyện Na Rì) và hang Pác Vạt (huyện Ba Bể). Các chuyên gia xác định, đây là những di tích của cư dân văn hóa Bắc Sơn cổ. Ảnh: TTXVN.
Từ ngày 20/4 đến 11/6, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam đã tiến hành công tác khai quật tại di tích Đông Sơn (phường Hàm Rồng, Thanh Hóa). Quá trình khai quật đã làm phát lộ một lớp văn hóa mộ táng, cùng với hơn 4.000 hiện vật gồm đồ sành sứ, gốm, gạch ngói, đá và đồ đồng. Đây là những tư liệu quan trọng phục vụ việc xây dựng hồ sơ đề nghị vinh danh di tích Đông Sơn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Dân Trí.
Trong cuộc khai quật được tiến hành từ tháng 5 - 9/2016 tại khu vực Hào Thành phía Bắc Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), nhiều di tích và di vật quan trọng thuộc các niên đại Trần, Hồ, Lê, Nguyễn đã được phát hiện, gồm các vật liệu kiến trúc như gạch, ngói, đá khối, trang trí kiến trúc và nhóm các loại hình đồ dùng trong sinh hoạt như sành, sứ, tiền kim loại. Ảnh:
Báo Du Lịch.
Đầu tháng 10/2016, trong một cuộc khảo sát khảo cổ học, cán bộ Bảo tàng Tổng hợp Bình Định phát hiện tại khu vực có tục danh Gò Gạch (phía sau vườn nhà ông Trần Xuân Đào, ở xóm 3, thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn) một di tích kiến trúc Champa cùng hai hiện vật bằng gốm còn nguyên vẹn, có khả năng là gốm của người Việt, có niên đại khoảng thế kỷ 19. Ảnh: Báo Bình Định.