Tháng 1/1996, ba tàu Trung Quốc và một tàu hải quân Philippines đối đầu nhau 90 phút ở đảo Capones. Đây là cuộc đụng độ quân sự đầu tiên của quân đội hai nước ở Biển Đông và góp phần dẫn đến vụ Philippines kiện Trung Quốc tại PCA đã kéo dài suốt 3 năm.Ngày 4/11/2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ký vào bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách pháp hòa bình.Năm 2009, Trung Quốc chính thức trình lên LHQ tấm bản đồ “đường 9 đoạn" (còn gọi là đường lưỡi bò) tham lam phi lý.Năm 2012, Trung Quốc còn ngang ngược in hình bản đồ "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu, gây ra làn sóng phản đối ở khu vực.Ngày 8/4/2012, phía Philippines nhanh chóng điều soái hạm BRP Gregorio del Pilar tới ngăn 8 tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough.Một diễn biến mang tính bước ngoặt của Manila là vào ngày 5/9/2012, Tổng thống Philippines lúc đó là ông Aquino chính thức lấy tên "Biển Tây Philippines" (tên mà Philippines sử dụng để gọi Biển Đông) đặt cho vùng nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.Tháng 10/2013, Philippines chính thức bắt đầu "vụ kiện Biển Đông", khi đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, với cáo buộc yêu sách chủ quyền ngang ngược, phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) kí năm 1982.Từ tháng 12/2013-tháng 10/2015, Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa. Giới quan sát quốc tế cảnh báo về các hệ quả do hành động này gây ra.Tháng 3/2014, Philppines trình các chứng cứ lên PCA để bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.Ngày 16/12/2014, Trung Quốc bỏ qua thời hạn chót của PCA khi không nộp văn bản phản biện để bảo vệ cho những yêu sách ở Biển Đông lên tòa.Ngày 7/7/2015, PCA bắt đầu mở phiên tranh tụng đầu tiên về vụ kiện. Ảnh: Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tham dự một phiên làm việc của Tòa trọng tài.Tháng 10/2015, Mỹ điều khu trục hạm USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi, nơi Trung Quốc bồi lấp trái phép để thực hiện tuần tra tự do hàng hải.Ngày 12/7/2016, PCA ra phán quyết chính thức cuối cùng bác bỏ "đường chín đoạn" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và cho biết, Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này.
Tháng 1/1996, ba tàu Trung Quốc và một tàu hải quân Philippines đối đầu nhau 90 phút ở đảo Capones. Đây là cuộc đụng độ quân sự đầu tiên của quân đội hai nước ở Biển Đông và góp phần dẫn đến vụ Philippines kiện Trung Quốc tại PCA đã kéo dài suốt 3 năm.
Ngày 4/11/2002, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ký vào bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông cũng như kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách pháp hòa bình.
Năm 2009, Trung Quốc chính thức trình lên LHQ tấm bản đồ “đường 9 đoạn" (còn gọi là đường lưỡi bò) tham lam phi lý.
Năm 2012, Trung Quốc còn ngang ngược in hình bản đồ "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu, gây ra làn sóng phản đối ở khu vực.
Ngày 8/4/2012, phía Philippines nhanh chóng điều soái hạm BRP Gregorio del Pilar tới ngăn 8 tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough.
Một diễn biến mang tính bước ngoặt của Manila là vào ngày 5/9/2012, Tổng thống Philippines lúc đó là ông Aquino chính thức lấy tên "Biển Tây Philippines" (tên mà Philippines sử dụng để gọi Biển Đông) đặt cho vùng nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tháng 10/2013, Philippines chính thức bắt đầu "vụ kiện Biển Đông", khi đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay, với cáo buộc yêu sách chủ quyền ngang ngược, phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) kí năm 1982.
Từ tháng 12/2013-tháng 10/2015, Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa. Giới quan sát quốc tế cảnh báo về các hệ quả do hành động này gây ra.
Tháng 3/2014, Philppines trình các chứng cứ lên PCA để bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngày 16/12/2014, Trung Quốc bỏ qua thời hạn chót của PCA khi không nộp văn bản phản biện để bảo vệ cho những yêu sách ở Biển Đông lên tòa.
Ngày 7/7/2015, PCA bắt đầu mở phiên tranh tụng đầu tiên về vụ kiện. Ảnh: Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tham dự một phiên làm việc của Tòa trọng tài.
Tháng 10/2015, Mỹ điều khu trục hạm USS Lassen đi vào trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi, nơi Trung Quốc bồi lấp trái phép để thực hiện tuần tra tự do hàng hải.
Ngày 12/7/2016, PCA ra phán quyết chính thức cuối cùng bác bỏ "đường chín đoạn" phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và cho biết, Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này.