1. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter mất mặt vì thông dịch viên: Trong chuyến thăm Ba Lan hồi năm 1977, Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter một phen mất mặt vì thông dịch viên. Lúc đó, chính phủ Mỹ đã thuê Steven Seymour, một nhà biên dịch tiếng Ba Lan rất giỏi. Tuy nhiên, Seymour lại khá yếu thế trong văn nói. Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Carter đã bày tỏ “mong muốn của đất nước Ba Lan trong tương lai”. Tuy nhiên, người phiên dịch lại dịch câu nói trên của ông Carter thành “Tôi khát khao trở thành người Ba Lan”.
Chưa dừng lại ở đó, Seymour cũng dịch sai ý của Carter về việc rời nước Mỹ để tới thăm Ba Lan. Theo đó, những người Ba Lan lại hiểu câu nói trên của nhà lãnh đạo Mỹ là: Ông Carter đã “rời bỏ nước Mỹ mãi mãi” để tới thăm Ba Lan.
2. Cử chỉ giơ tay ra dấu hiệu chữ V của Tổng thống Mỹ George Bush Sr:
Trong công du tới Úc hồi năm 1992, Tổng thống Bush “cha” đã vô tình xúc phạm một nhóm người địa phương bằng hành động giơ ngón tay hình chữ V. Trong văn hóa Mỹ, cử chỉ này để thể hiện “chiến thắng”, nhưng điều đó lại biểu hiện hàm ý thô tục trong văn hóa Úc.
3. Thủ tướng Fiji “phớt lờ” bắt tay với người đồng cấp Dmitry Medvedev:
Ở cuộc họp ngoại giao nhân chuyến thăm tới Moscow, Thủ tướng Nga Medvedev một phen “tẽn tò” khi người đồng cấp Voreqe Bainimarama vô tình bỏ lỡ cái bắt tay chào mừng của ông.
4. Tổng thống Mỹ George Bush Sr. nôn vào Thủ tướng Nhật Kiichi Miyazawa:
Trong bữa tiệc ngoại giao, Tổng thống Mỹ George Bush Sr. đã nôn vào người Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa. May mắn thay, sự cố trên không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Nhật và Mỹ. Sau đó, vụ việc còn dư âm khá lâu ở đất nước mặt trời mọc. Đến nỗi, từ lóng “bushu-suru” đã xuất hiện khắp nơi để ám chỉ hành động nôn mửa vào người khác.
5. Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama khoác tay lên vai Nữ hoàng Anh Elizabeth II:
Ở nước Anh, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là bất khả xâm phạm. Do vậy, trong các nghi thức ngoại giao chính thức, mọi người chỉ nên có cử chỉ bắt tay lịch sự với Nữ hoàng. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ chính thức, bà Michelle Obama đã vô tình phá vỡ quy tắc lâu năm khi choàng tay qua vai Nữ hoàng.
6. Hoàng thân Philip và bộ tộc thổ dân Spears:
Nhân chuyến thăm nước Úc, Công tước xứ Edinburgh đã vô tình hỏi những người thổ dân Spears rằng, giờ họ còn ném giáo vào nhau nữa không. “Không, chúng tôi không còn làm điều đó nữa”, thương nhân có xuất thân từ bộ tộc trên là William Brim trả lời câu hỏi của thành viên hoàng gia Anh.
7. Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi khen ngợi làn da rám nắng của vợ chồng ông Obama:
Không chỉ một lần công khai khen ngợi làn da rám nắng của vợ chồng tổng thống Mỹ, trong bài phát biểu ở Milan, ông Silvio Berlusconi còn nhắc lại lời khen đó. “Bạn sẽ không tin điều đó, nhưng họ (vợ chồng Obama) thường hay đi tắm nắng cùng nhau. Và bà Michelle có một làn da rám nắng”.
8. Thủ tướng Đức Gerhard Schröder và ngọn lửa bất diệt ở Trung tâm tưởng niệm Holocaust Yad Vashem ở Jerusalem: Giống như các quan chức ngoại giao thường làm, Thủ tướng Đức khi đó là Gerhard Schröder tới thăm Trung tâm tưởng niệm Yad Vashem Holocaust ở Jerusalem. Ở đó, một ngọn lửa vĩnh cửu luôn được thắp sáng để tưởng nhớ 6 triệu nạn nhân Do Thái bị thiệt mạng dưới bàn tay của Đức Quốc xã. Thật không may, ông đã bật sai công tắc và sau đó, ngọn lửa bị dập tắt.
9. Thủ tướng Anh David Cameron và trang phục màu hoa anh túc:
Thủ tướng Anh Cameron đã có màn hớ hênh trong chuyến thăm năm 2010 tới Trung Quốc. Lần đó, ông cùng đoàn đại biểu đã cài một bông hoa anh túc trên áo. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, hình ảnh bông hoa anh túc đã gợi lại một giai đoạn lịch sử cay đắng của người Trung Quốc. Vào hồi thế kỉ 19, người dân Trung Quốc đã đứng lên chống lại thực dân Anh trong cuộc chiến tranh nha phiến.
10. Tổng thống Pháp Sarkozy và Tổng thống Mỹ “không chịu nổi” Thủ tướng Iran Netanyahu:
Trong thời gian tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Cannes, hai vị tổng thống đã có cuộc trao đổi riêng tư qua mic liên quan tới ông Netanyahu. Tuy nhiên, cuộc trao đổi ngắn đó vô tình bị lọt ra ngoài. Theo đó, ông Sarkozy đã phàn nàn: “Tôi không thể chịu nổi Netanyahu, ông ta là một kẻ nói dối”. Đáp lại, ông Obama liền nói: “Ông cảm thấy ngán với ông ta rồi à? Tôi còn phải làm việc với ông ta nhiều hơn ông đấy”.
1. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter mất mặt vì thông dịch viên: Trong chuyến thăm Ba Lan hồi năm 1977, Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter một phen mất mặt vì thông dịch viên. Lúc đó, chính phủ Mỹ đã thuê Steven Seymour, một nhà biên dịch tiếng Ba Lan rất giỏi. Tuy nhiên, Seymour lại khá yếu thế trong văn nói.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Carter đã bày tỏ “mong muốn của đất nước Ba Lan trong tương lai”. Tuy nhiên, người phiên dịch lại dịch câu nói trên của ông Carter thành “Tôi khát khao trở thành người Ba Lan”.
Chưa dừng lại ở đó, Seymour cũng dịch sai ý của Carter về việc rời nước Mỹ để tới thăm Ba Lan. Theo đó, những người Ba Lan lại hiểu câu nói trên của nhà lãnh đạo Mỹ là: Ông Carter đã “rời bỏ nước Mỹ mãi mãi” để tới thăm Ba Lan.
2. Cử chỉ giơ tay ra dấu hiệu chữ V của Tổng thống Mỹ George Bush Sr:
Trong công du tới Úc hồi năm 1992, Tổng thống Bush “cha” đã vô tình xúc phạm một nhóm người địa phương bằng hành động giơ ngón tay hình chữ V. Trong văn hóa Mỹ, cử chỉ này để thể hiện “chiến thắng”, nhưng điều đó lại biểu hiện hàm ý thô tục trong văn hóa Úc.
3. Thủ tướng Fiji “phớt lờ” bắt tay với người đồng cấp Dmitry Medvedev:
Ở cuộc họp ngoại giao nhân chuyến thăm tới Moscow, Thủ tướng Nga Medvedev một phen “tẽn tò” khi người đồng cấp Voreqe Bainimarama vô tình bỏ lỡ cái bắt tay chào mừng của ông.
4. Tổng thống Mỹ George Bush Sr. nôn vào Thủ tướng Nhật Kiichi Miyazawa:
Trong bữa tiệc ngoại giao, Tổng thống Mỹ George Bush Sr. đã nôn vào người Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazawa. May mắn thay, sự cố trên không làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa Nhật và Mỹ. Sau đó, vụ việc còn dư âm khá lâu ở đất nước mặt trời mọc. Đến nỗi, từ lóng “bushu-suru” đã xuất hiện khắp nơi để ám chỉ hành động nôn mửa vào người khác.
5. Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama khoác tay lên vai Nữ hoàng Anh Elizabeth II:
Ở nước Anh, Nữ hoàng Anh Elizabeth II là bất khả xâm phạm. Do vậy, trong các nghi thức ngoại giao chính thức, mọi người chỉ nên có cử chỉ bắt tay lịch sự với Nữ hoàng. Tuy nhiên, trong cuộc gặp gỡ chính thức, bà Michelle Obama đã vô tình phá vỡ quy tắc lâu năm khi choàng tay qua vai Nữ hoàng.
6. Hoàng thân Philip và bộ tộc thổ dân Spears:
Nhân chuyến thăm nước Úc, Công tước xứ Edinburgh đã vô tình hỏi những người thổ dân Spears rằng, giờ họ còn ném giáo vào nhau nữa không. “Không, chúng tôi không còn làm điều đó nữa”, thương nhân có xuất thân từ bộ tộc trên là William Brim trả lời câu hỏi của thành viên hoàng gia Anh.
7. Cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi khen ngợi làn da rám nắng của vợ chồng ông Obama:
Không chỉ một lần công khai khen ngợi làn da rám nắng của vợ chồng tổng thống Mỹ, trong bài phát biểu ở Milan, ông Silvio Berlusconi còn nhắc lại lời khen đó. “Bạn sẽ không tin điều đó, nhưng họ (vợ chồng Obama) thường hay đi tắm nắng cùng nhau. Và bà Michelle có một làn da rám nắng”.
8. Thủ tướng Đức Gerhard Schröder và ngọn lửa bất diệt ở Trung tâm tưởng niệm Holocaust Yad Vashem ở Jerusalem: Giống như các quan chức ngoại giao thường làm, Thủ tướng Đức khi đó là Gerhard Schröder tới thăm Trung tâm tưởng niệm Yad Vashem Holocaust ở Jerusalem. Ở đó, một ngọn lửa vĩnh cửu luôn được thắp sáng để tưởng nhớ 6 triệu nạn nhân Do Thái bị thiệt mạng dưới bàn tay của Đức Quốc xã. Thật không may, ông đã bật sai công tắc và sau đó, ngọn lửa bị dập tắt.
9. Thủ tướng Anh David Cameron và trang phục màu hoa anh túc:
Thủ tướng Anh Cameron đã có màn hớ hênh trong chuyến thăm năm 2010 tới Trung Quốc. Lần đó, ông cùng đoàn đại biểu đã cài một bông hoa anh túc trên áo. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, hình ảnh bông hoa anh túc đã gợi lại một giai đoạn lịch sử cay đắng của người Trung Quốc. Vào hồi thế kỉ 19, người dân Trung Quốc đã đứng lên chống lại thực dân Anh trong cuộc chiến tranh nha phiến.
10. Tổng thống Pháp Sarkozy và Tổng thống Mỹ “không chịu nổi” Thủ tướng Iran Netanyahu:
Trong thời gian tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Cannes, hai vị tổng thống đã có cuộc trao đổi riêng tư qua mic liên quan tới ông Netanyahu. Tuy nhiên, cuộc trao đổi ngắn đó vô tình bị lọt ra ngoài. Theo đó, ông Sarkozy đã phàn nàn: “Tôi không thể chịu nổi Netanyahu, ông ta là một kẻ nói dối”. Đáp lại, ông Obama liền nói: “Ông cảm thấy ngán với ông ta rồi à? Tôi còn phải làm việc với ông ta nhiều hơn ông đấy”.