10. Painite: Từng được ghi vào kỷ lục Guiness năm 2005 là loại đá quý hiếm nhất khi cả thế giới chỉ có 2 tinh thể. Hiện loại đá này tuy không hiếm như xưa nhưng số lượng tồn tại cũng không vượt quá 25 tinh thể, được tìm thấy chủ yếu ở Myanmar.9. Alexandrite: Cùng họ với ngọc lục bảo, alexandrite trở nên quý hiếm nhờ khả năng phản quang và chuyển màu sắc ngay trong lòng bàn tay tùy theo góc nhìn và mức độ ánh sáng, kể cả ánh sáng nhân tạo.8. Tanzanite: Là loại đá quý hiếm gấp 1.000 lần so với kim cương cũng nhờ đặc tính phản xạ ánh sáng. Trong ảnh: viên tanzanite đã thay đổi 3 màu sắc khác nhau.7. Benitoite: Chỉ được tìm thấy ở Nhật và vài nơi ở Mỹ, viên đá màu xanh này trở nên quý hiếm nhờ đặc tính phát ánh sáng huỳnh quang thành bông hoa màu xanh kỳ diệu khi gặp tia cực tím.6. Poudretteite: Loại đá quý rất ít người có thể từng nghe tới. Được phát hiện vào năm 1987 nhưng đến tận năm 2003 mới được mô tả đầy đủ về đặc tính.5. Grandidierite: Viên đá màu xanh lục phớt lam này chỉ được tìm thấy ở Madagascar. Giống như alexandrite, loại đá này có đặc tính chuyển đổi màu sắc từ xanh lam sang xanh lục và trắng.4. Kim cương đỏ: Về đặc tính, kim cương đỏ thực ra chỉ là kim cương, nhưng màu đỏ là màu khó tìm nhất trong tất cả các sắc kim cương. Trên thực tế, viên kim cương đỏ lớn nhất chỉ nặng có 5,11 cara (khoảng 1g), trong khi 1 viên kim cương thường có thể nặng tới hơn 500 cara.3. Musgravite: Được tìm thấy đầu tiên vào năm 1967 tại Australia, nhưng đến năm 1993 mới có 1 viên đủ lớn và đủ độ tinh khiết như trong ảnh để có thể cắt và chế tác. Cho đến năm 2005, tổng số musgravite trên thế giới chỉ có 8 viên.2. Jeremejevite: Được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1967 tại Siberia, được xếp vào hàng ngọc hiếm hoi nhất. Trong ảnh là viên jeremejevite tinh khiết nhất thế giới.1. Ngọc lục bảo Beryl đỏ: Được khai thác chủ yếu ở vùng núi bang Utah và New Mexico (Mỹ), cực kỳ khó kết tinh, có đặc tính tương đồng nhưng hiếm hơn ngọc lục bảo, thậm chí hiếm hơn so với hồng ngọc gấp 8.000 lần.
10. Painite: Từng được ghi vào kỷ lục Guiness năm 2005 là loại đá quý hiếm nhất khi cả thế giới chỉ có 2 tinh thể. Hiện loại đá này tuy không hiếm như xưa nhưng số lượng tồn tại cũng không vượt quá 25 tinh thể, được tìm thấy chủ yếu ở Myanmar.
9. Alexandrite: Cùng họ với ngọc lục bảo, alexandrite trở nên quý hiếm nhờ khả năng phản quang và chuyển màu sắc ngay trong lòng bàn tay tùy theo góc nhìn và mức độ ánh sáng, kể cả ánh sáng nhân tạo.
8. Tanzanite: Là loại đá quý hiếm gấp 1.000 lần so với kim cương cũng nhờ đặc tính phản xạ ánh sáng. Trong ảnh: viên tanzanite đã thay đổi 3 màu sắc khác nhau.
7. Benitoite: Chỉ được tìm thấy ở Nhật và vài nơi ở Mỹ, viên đá màu xanh này trở nên quý hiếm nhờ đặc tính phát ánh sáng huỳnh quang thành bông hoa màu xanh kỳ diệu khi gặp tia cực tím.
6. Poudretteite: Loại đá quý rất ít người có thể từng nghe tới. Được phát hiện vào năm 1987 nhưng đến tận năm 2003 mới được mô tả đầy đủ về đặc tính.
5. Grandidierite: Viên đá màu xanh lục phớt lam này chỉ được tìm thấy ở Madagascar. Giống như alexandrite, loại đá này có đặc tính chuyển đổi màu sắc từ xanh lam sang xanh lục và trắng.
4. Kim cương đỏ: Về đặc tính, kim cương đỏ thực ra chỉ là kim cương, nhưng màu đỏ là màu khó tìm nhất trong tất cả các sắc kim cương. Trên thực tế, viên kim cương đỏ lớn nhất chỉ nặng có 5,11 cara (khoảng 1g), trong khi 1 viên kim cương thường có thể nặng tới hơn 500 cara.
3. Musgravite: Được tìm thấy đầu tiên vào năm 1967 tại Australia, nhưng đến năm 1993 mới có 1 viên đủ lớn và đủ độ tinh khiết như trong ảnh để có thể cắt và chế tác. Cho đến năm 2005, tổng số musgravite trên thế giới chỉ có 8 viên.
2. Jeremejevite: Được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1967 tại Siberia, được xếp vào hàng ngọc hiếm hoi nhất. Trong ảnh là viên jeremejevite tinh khiết nhất thế giới.
1. Ngọc lục bảo Beryl đỏ: Được khai thác chủ yếu ở vùng núi bang Utah và New Mexico (Mỹ), cực kỳ khó kết tinh, có đặc tính tương đồng nhưng hiếm hơn ngọc lục bảo, thậm chí hiếm hơn so với hồng ngọc gấp 8.000 lần.