Sáng ngày 8/12, nhạc sĩ Phú Quang qua đời. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với gia đình, người thân cũng như nền âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Công an nhân dân onlineNhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha chia sẻ trên Quân đội nhân dân, nhạc sĩ Phú Quang học thổi kèn Cor, hệ trung cấp tại Nhạc viện Hà Nội. Tuy học chơi nhạc khí, nhưng ông có khả năng sáng tác. Tiểu phẩm nhạc sĩ Phú Quang viết cho sáo flute trở thành nhạc mở đầu chương trình “Đọc truyện đêm khuya” của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt nhiều năm. Sau khi tốt nghiệp loại ưu, nhạc sĩ Phú Quang về Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ảnh: Sức khỏe và đời sốngTheo nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, nhạc sĩ Phú Quang tiếp tục tu nghiệp chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội và thành lập ban nhạc “Mùa thu” chơi nhạc bán cổ điển và chuyển soạn thành công nhiều ca khúc, đặc biệt là “Bài ca xây dựng” của Hoàng Vân do Phú Quang phối khí. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp nhạc sĩ Phú Quang năm 1978. Lúc đó, Phú Quang đã bắt đầu viết ca khúc. Ảnh: Thể thao và văn hóaTheo Hà Nội mới, năm 1985, nhạc sĩ Phú Quang rời Hà Nội vào TPHCM sinh sống và mãi tới năm 2008, ông mới trở lại Hà Nội. Đối với nhạc sĩ Phú Quang, trong suốt 25 năm xa Hà Nội, ông luôn phải sống trong khắc khoải nhớ mong. Ảnh: Dân TríNhạc sĩ Phú Quang kể, suốt một năm đầu ở TPHCM, ông gặp nhiều khó khăn, tâm trạng lại ray rứt, cồn cào, cảm thấy lầm lỗi khi rời xa Hà Nội. Một buổi chiều, ông gặp nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ. “Anh Vũ đọc chúng tôi nghe bài thơ dài như trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” tự nhiên thấy xúc động quá. Hai ngày sau đó, bài hát “Em ơi Hà Nội phố” ra đời. Đó là năm 1986”, nhạc sĩ Phú Quang cho hay. Ảnh: Công an nhân dân online“Em ơi Hà Nội phố” làm nên tên tuổi Phú Quang. Ngoài ca khúc này, ông còn có nhiều ca khúc về Hà Nội như: “Hà Nội ngày trở về”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Im lặng đêm Hà Nội” (thơ Phan Thị Ngọc Liên), “Tôi muốn mang Hồ Gươm đi”, “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, "Điều giản dị"... Nhiều khán giả phong Phú Quang là nhạc sĩ của Hà Nội. Ảnh: Hà Nội MớiTheo Sức khỏe và đời sống, ngoài Hà Nội, tình ca cũng là âm hưởng chủ đạo trong các tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang. Nhiều bản tình ca của ông được yêu mến như: “Mùa thu giấu em”, “Thương lắm tóc dài ơi”, “Nói với anh”, “Về lại phố xưa”, “Điều giản dị”, “Khúc mùa thu”, “Nỗi nhớ mùa đông” (thơ Thảo Phương), “Mùa thu và em”, “Biển nỗi nhớ và em” (Thơ Hữu Thỉnh), “Khúc mưa” (thơ Đỗ Trung Quân), “Một dại khờ một tôi” (thơ Nguyễn Trọng Tạo), “Dương cầm lạnh” (thơ Dương Tường), “Thu thật rất thu” (thơ Chu Hoạch), “Như kiếp chim Di” (thơ Trần Tuấn Anh), “Dòng sông không trở lại” (thơ Vi Thuỳ Linh), “Tình khúc 24”... Ảnh: Hà Nội MớiTheo Dân Việt, gia tài nghệ thuật của nhạc sĩ Phú Quang còn gồm các tác phẩm âm nhạc dành cho phim nghệ thuật như: “Tình khúc 68”, “Bao giờ cho đến tháng Mười” “Vị đắng tình yêu”, “Ai xuôi vạn lý”, “Hải Nguyệt”, “Có một tình yêu như thế”, “Băng qua bóng tối”, “Huyền thoại về người mẹ”…Ảnh: Hà Nội MớiNhà thơ Vi Thuỳ Linh chia sẻ trên Thể thao và văn hóa về tài năng phổ thơ thành nhạc của nhạc sĩ Phú Quang: “Phú Quang "mát tay", cứ phổ là ca khúc được nổi tiếng, giúp thi sĩ gia tăng thị phần công chúng, nhờ nhạc mà thơ được biết nhiều hơn, từ đấy nhà thơ thêm phần nổi tiếng, được tìm đọc hơn. Chính xác là Phú Quang sử dụng thơ tài tình, đầy văn hóa. Văn hóa ở đây là sự trân trọng dù chỉ lấy vài câu, vài ý, cũng đề tên, trả nhuận bút, tặng sách nhạc, tặng album khi phát hành, gửi vé mời khi biểu diễn. Bởi trí tuệ tinh tế, Phú Quang thấu cảm thơ và chọn dùng những câu cốt tử, thần khí nhất, nếu có "gọt" cho hợp với nhạc, thì uyển nhạy như một đồng tác giả, giữ được tinh thần, hồn vía thơ, nên không nhà thơ nào "cáu", "nhảy dựng" với Phú Quang, cũng chẳng tranh giành cãi vã bao giờ”. Ảnh: Lao độngNhạc sĩ Phú Quang khiêm tốn chia sẻ về việc phổ thơ thành nhạc: “Trong một bài hát, đôi khi tôi chỉ nhặt một câu thơ mà tôi thích, rồi tôi viết thêm ca từ của tôi vào. Tôi kể câu chuyện của tôi, đằng sau câu chuyện mà nhà thơ đã kể. Một câu thơ thôi nhưng sẽ là vĩnh viễn không có bài hát nếu tôi không nhìn thấy câu thơ đó. Bởi vậy tôi luôn đề rõ điều này trong tác phẩm để tỏ lòng tôn kính người đã gợi cảm hứng sáng tác cho mình”. Ảnh: PetrotimesNhạc sĩ Phú Quang chia sẻ, ông có khoảng nghìn tác phẩm, bởi riêng ca khúc ông đã viết hơn 600 bài, chưa kể các tác phẩm nhạc phim, nhạc kịch, cải lương, tuồng cổ. Ảnh: PetrotimesSinh thời, tác giả “Em ơi Hà Nội phố” đều đặn làm liveshow, chương trình nào cũng “cháy vé”. Ảnh: VOVXem video"Rớt nước mắt với tâm sự của nhạc sĩ Phú Quang về những người lao động xa xứ". Nguồn Vie Network
Sáng ngày 8/12, nhạc sĩ Phú Quang qua đời. Sự ra đi của ông là mất mát lớn đối với gia đình, người thân cũng như nền âm nhạc Việt Nam. Ảnh: Công an nhân dân online
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha chia sẻ trên Quân đội nhân dân, nhạc sĩ Phú Quang học thổi kèn Cor, hệ trung cấp tại Nhạc viện Hà Nội. Tuy học chơi nhạc khí, nhưng ông có khả năng sáng tác. Tiểu phẩm nhạc sĩ Phú Quang viết cho sáo flute trở thành nhạc mở đầu chương trình “Đọc truyện đêm khuya” của Đài Tiếng nói Việt Nam suốt nhiều năm. Sau khi tốt nghiệp loại ưu, nhạc sĩ Phú Quang về Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ảnh: Sức khỏe và đời sống
Theo nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, nhạc sĩ Phú Quang tiếp tục tu nghiệp chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội và thành lập ban nhạc “Mùa thu” chơi nhạc bán cổ điển và chuyển soạn thành công nhiều ca khúc, đặc biệt là “Bài ca xây dựng” của Hoàng Vân do Phú Quang phối khí. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp nhạc sĩ Phú Quang năm 1978. Lúc đó, Phú Quang đã bắt đầu viết ca khúc. Ảnh: Thể thao và văn hóa
Theo Hà Nội mới, năm 1985, nhạc sĩ Phú Quang rời Hà Nội vào TPHCM sinh sống và mãi tới năm 2008, ông mới trở lại Hà Nội. Đối với nhạc sĩ Phú Quang, trong suốt 25 năm xa Hà Nội, ông luôn phải sống trong khắc khoải nhớ mong. Ảnh: Dân Trí
Nhạc sĩ Phú Quang kể, suốt một năm đầu ở TPHCM, ông gặp nhiều khó khăn, tâm trạng lại ray rứt, cồn cào, cảm thấy lầm lỗi khi rời xa Hà Nội. Một buổi chiều, ông gặp nhạc sĩ Trần Tiến và nhà thơ Phan Vũ. “Anh Vũ đọc chúng tôi nghe bài thơ dài như trường ca “Em ơi! Hà Nội phố” tự nhiên thấy xúc động quá. Hai ngày sau đó, bài hát “Em ơi Hà Nội phố” ra đời. Đó là năm 1986”, nhạc sĩ Phú Quang cho hay. Ảnh: Công an nhân dân online
“Em ơi Hà Nội phố” làm nên tên tuổi Phú Quang. Ngoài ca khúc này, ông còn có nhiều ca khúc về Hà Nội như: “Hà Nội ngày trở về”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Im lặng đêm Hà Nội” (thơ Phan Thị Ngọc Liên), “Tôi muốn mang Hồ Gươm đi”, “Hà Nội và em khi thu chớm đông sang”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, "Điều giản dị"... Nhiều khán giả phong Phú Quang là nhạc sĩ của Hà Nội. Ảnh: Hà Nội Mới
Theo Sức khỏe và đời sống, ngoài Hà Nội, tình ca cũng là âm hưởng chủ đạo trong các tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang. Nhiều bản tình ca của ông được yêu mến như: “Mùa thu giấu em”, “Thương lắm tóc dài ơi”, “Nói với anh”, “Về lại phố xưa”, “Điều giản dị”, “Khúc mùa thu”, “Nỗi nhớ mùa đông” (thơ Thảo Phương), “Mùa thu và em”, “Biển nỗi nhớ và em” (Thơ Hữu Thỉnh), “Khúc mưa” (thơ Đỗ Trung Quân), “Một dại khờ một tôi” (thơ Nguyễn Trọng Tạo), “Dương cầm lạnh” (thơ Dương Tường), “Thu thật rất thu” (thơ Chu Hoạch), “Như kiếp chim Di” (thơ Trần Tuấn Anh), “Dòng sông không trở lại” (thơ Vi Thuỳ Linh), “Tình khúc 24”... Ảnh: Hà Nội Mới
Theo Dân Việt, gia tài nghệ thuật của nhạc sĩ Phú Quang còn gồm các tác phẩm âm nhạc dành cho phim nghệ thuật như: “Tình khúc 68”, “Bao giờ cho đến tháng Mười” “Vị đắng tình yêu”, “Ai xuôi vạn lý”, “Hải Nguyệt”, “Có một tình yêu như thế”, “Băng qua bóng tối”, “Huyền thoại về người mẹ”…Ảnh: Hà Nội Mới
Nhà thơ Vi Thuỳ Linh chia sẻ trên Thể thao và văn hóa về tài năng phổ thơ thành nhạc của nhạc sĩ Phú Quang: “Phú Quang "mát tay", cứ phổ là ca khúc được nổi tiếng, giúp thi sĩ gia tăng thị phần công chúng, nhờ nhạc mà thơ được biết nhiều hơn, từ đấy nhà thơ thêm phần nổi tiếng, được tìm đọc hơn. Chính xác là Phú Quang sử dụng thơ tài tình, đầy văn hóa. Văn hóa ở đây là sự trân trọng dù chỉ lấy vài câu, vài ý, cũng đề tên, trả nhuận bút, tặng sách nhạc, tặng album khi phát hành, gửi vé mời khi biểu diễn. Bởi trí tuệ tinh tế, Phú Quang thấu cảm thơ và chọn dùng những câu cốt tử, thần khí nhất, nếu có "gọt" cho hợp với nhạc, thì uyển nhạy như một đồng tác giả, giữ được tinh thần, hồn vía thơ, nên không nhà thơ nào "cáu", "nhảy dựng" với Phú Quang, cũng chẳng tranh giành cãi vã bao giờ”. Ảnh: Lao động
Nhạc sĩ Phú Quang khiêm tốn chia sẻ về việc phổ thơ thành nhạc: “Trong một bài hát, đôi khi tôi chỉ nhặt một câu thơ mà tôi thích, rồi tôi viết thêm ca từ của tôi vào. Tôi kể câu chuyện của tôi, đằng sau câu chuyện mà nhà thơ đã kể. Một câu thơ thôi nhưng sẽ là vĩnh viễn không có bài hát nếu tôi không nhìn thấy câu thơ đó. Bởi vậy tôi luôn đề rõ điều này trong tác phẩm để tỏ lòng tôn kính người đã gợi cảm hứng sáng tác cho mình”. Ảnh: Petrotimes
Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ, ông có khoảng nghìn tác phẩm, bởi riêng ca khúc ông đã viết hơn 600 bài, chưa kể các tác phẩm nhạc phim, nhạc kịch, cải lương, tuồng cổ. Ảnh: Petrotimes
Sinh thời, tác giả “Em ơi Hà Nội phố” đều đặn làm liveshow, chương trình nào cũng “cháy vé”. Ảnh: VOV
Xem video"Rớt nước mắt với tâm sự của nhạc sĩ Phú Quang về những người lao động xa xứ". Nguồn Vie Network