Khi học ở học viện Wellesley, Mỹ, Tống Mỹ Linh là một người rất quyến rũ. Toàn thân toát ra khí chất cao quý, rất nhiều sinh viên các nước theo đuổi bà, nhưng bà không động lòng trước bất cứ ai. Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, mối tình đầu của Tống Mỹ Linh là Lưu Kỷ Văn. Lưu Kỷ Văn là một nhân tài, là người rất thú vị, là bạn cùng học đại học Harvard của anh trai Mỹ Linh. Sau khi yêu nhau, hai người đã thống nhất chuyện đính hôn, nhưng cuối cùng khi đối diện với thực tế, Lưu Kỷ Văn tự động rút lui, lý do là có sự xuất hiện của Tưởng Giới Thạch. Xét về tương quan, quyền lực của Lưu Kỷ Văn không thể sánh bằng Tưởng Giới Thạch. Được biết, chia tay mối tình đầu khiến người đẹp họ Tống đau khổ trong suốt một thời gian dài.
Ngoài ra, theo một câu chuyện khác thì khi Mỹ Linh trở về từ Mỹ, trên tàu đã gặp kiến trúc sư người Hà Lan Van Eiveigh. Điều này có căn cứ là bức thư mà bà viết cho người bạn thân Meares. Bức thư có nội dung đề cập tới tình cảm của bà: “Đầu óc trở nên mê muội.” Vị kiến trúc sư người Hà Lan có cảm tình đặc biệt với bà, trong thư Mỹ Linh viết: “Mọi người trong nhà khi biết chuyện này đều giận dữ, vì anh ấy là người nước ngoài nên coi thường anh, giống như anh là một người man rợ.”
Sau đó Van Eiveigh muốn đến Thượng Hải tìm Mỹ Linh, nhưng bị nhà họ Tống từ chối. Mỹ Linh viết thư cho Meares cũng nhắc đến chuyện này: “Họ lo lắng nếu anh ấy đến, mình sẽ cưới anh ấy, họ nói đúng rồi. Mình rất muốn gục xuống đệm sô pha của cậu mà khóc.” Qua những câu chuyện này thì người đàn ông mà Tống Mỹ Linh muốn cưới không phải là Tưởng Giới Thạch, tình cảm trong sáng không nhuốm màu vật chất ấy là ước mơ và sự rung động của cô gái trẻ, nó khác hẳn với tình cảm có tính thực dụng với Tưởng Giới Thạch.
Nhưng sau khi bị gia đình phản đối, ước mong của Tống Mỹ Linh bị dập tắt. Tình yêu đổ vỡ, khiến tinh thần Mỹ Linh trở nên tồi tệ, chỉ có thể viết thư tâm sự với Meares. Sau khi về nước, bà không quen với cuộc sống trong nước, phải học lại quốc văn, phải chịu sự cằn nhằn của thầy giáo, hành động cũng bị hạn chế. Điều khiến Tống Mỹ Linh buồn là bà không thể tham gia làm nhà báo như các nhân vật trong phe cải cách, chỉ có thể ngồi nhà. Sự mong nhớ về tình yêu từ mong đợi trở thành thất vọng. Thậm chí có thể nói rằng: “Nếu tôi kết hôn, tuyệt đối không phải là vì tình yêu”.
Khi Tưởng Giới Thạch tình cờ gặp Tống Mỹ Linh, tình cảm của ông ta với vợ trước là Trần Khiết Như vẫn còn rất tốt đẹp. Sau khi gặp được Tống Mỹ Linh, có thể dùng lời của Trần Khiết Như nói về tâm trạng của Tưởng Giới Thạch, đó là tâm trạng vô cùng vui vẻ. Ngoài sắc đẹp của Mỹ Linh, thế lực nhà họ Tống cũng khiến ông ta nảy sinh ý định muốn xây dựng quan hệ với Tôn Trung Sơn.
Trần Khiết Như mặc dù 14 tuổi đã gả cho Tưởng Giới Thạch, đi theo ông ta bảy năm, nhưng tình cảm ít nhiều của họ cũng không thể chống cự lại sự xuất hiện của Tống Mỹ Linh. Thực tế, lúc này tình cảm của Tống Mỹ Linh không còn trong sáng thuần khiết nữa, có ý nghĩ so bì với chị cả và chị hai, bà trở nên thực dụng. Có thể nói, sự kết hợp giữa họ Tống và họ Tưởng thì ít nhất một nửa là sự kết hợp chính trị.
Ba người vợ trước của Tưởng Giới Thạch đều vật hi sinh, vợ đầu Mao Phúc Mai sau khi sinh Tưởng Kinh Quốc liền bị Tưởng Giới Thạch lạnh nhạt, sau đó chết trong chiến tranh. Vợ hai Diêu Thị cũng cô đơn đến chết. Người phụ nữ mà Tưởng Giới Thạch từng yêu Trần Khiết Như 21 tuổi đã bị bỏ rơi, sau này bà cũng không kết hôn nữa.
Còn Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch, hai người đến với nhau không dựa trên nền tảng tình yêu mà là vì liên kết chính trị, sau khi kết hôn, tình trạng hôn nhân có lúc rất xấu, cũng vì trách nhiệm nặng nề mà kết đôi. Tưởng Giới Thạch vẫn rất yêu Tống Mỹ Linh, trong những năm kháng chiến gian khổ, ông vì bà thích uống sữa bò mà đi tìm bằng được sữa. Còn bà sao lại không tốt với ông. Bà tôn trọng ý kiến của ông, không tham gia chính trị. Có lần muốn giảm béo nên hút thuốc, vì Tưởng Giới Thạch không thích nên bà luôn trốn trong phòng hút thuốc, nhưng sau đó vẫn cai thuốc. Những chi tiết yêu thương này là tình cảm được từ từ bồi dưỡng sau hôn nhân. Cuộc đời vẫn luôn là vậy, người cuối cùng ở bên cạnh ta, không nhất định là người ta yêu nhất, nhưng có thể là người thích hợp nhất.
Khi học ở học viện Wellesley, Mỹ, Tống Mỹ Linh là một người rất quyến rũ. Toàn thân toát ra khí chất cao quý, rất nhiều sinh viên các nước theo đuổi bà, nhưng bà không động lòng trước bất cứ ai.
Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, mối tình đầu của Tống Mỹ Linh là Lưu Kỷ Văn. Lưu Kỷ Văn là một nhân tài, là người rất thú vị, là bạn cùng học đại học Harvard của anh trai Mỹ Linh. Sau khi yêu nhau, hai người đã thống nhất chuyện đính hôn, nhưng cuối cùng khi đối diện với thực tế, Lưu Kỷ Văn tự động rút lui, lý do là có sự xuất hiện của Tưởng Giới Thạch. Xét về tương quan, quyền lực của Lưu Kỷ Văn không thể sánh bằng Tưởng Giới Thạch. Được biết, chia tay mối tình đầu khiến người đẹp họ Tống đau khổ trong suốt một thời gian dài.
Ngoài ra, theo một câu chuyện khác thì khi Mỹ Linh trở về từ Mỹ, trên tàu đã gặp kiến trúc sư người Hà Lan Van Eiveigh. Điều này có căn cứ là bức thư mà bà viết cho người bạn thân Meares. Bức thư có nội dung đề cập tới tình cảm của bà: “Đầu óc trở nên mê muội.” Vị kiến trúc sư người Hà Lan có cảm tình đặc biệt với bà, trong thư Mỹ Linh viết: “Mọi người trong nhà khi biết chuyện này đều giận dữ, vì anh ấy là người nước ngoài nên coi thường anh, giống như anh là một người man rợ.”
Sau đó Van Eiveigh muốn đến Thượng Hải tìm Mỹ Linh, nhưng bị nhà họ Tống từ chối. Mỹ Linh viết thư cho Meares cũng nhắc đến chuyện này: “Họ lo lắng nếu anh ấy đến, mình sẽ cưới anh ấy, họ nói đúng rồi. Mình rất muốn gục xuống đệm sô pha của cậu mà khóc.”
Qua những câu chuyện này thì người đàn ông mà Tống Mỹ Linh muốn cưới không phải là Tưởng Giới Thạch, tình cảm trong sáng không nhuốm màu vật chất ấy là ước mơ và sự rung động của cô gái trẻ, nó khác hẳn với tình cảm có tính thực dụng với Tưởng Giới Thạch.
Nhưng sau khi bị gia đình phản đối, ước mong của Tống Mỹ Linh bị dập tắt. Tình yêu đổ vỡ, khiến tinh thần Mỹ Linh trở nên tồi tệ, chỉ có thể viết thư tâm sự với Meares. Sau khi về nước, bà không quen với cuộc sống trong nước, phải học lại quốc văn, phải chịu sự cằn nhằn của thầy giáo, hành động cũng bị hạn chế. Điều khiến Tống Mỹ Linh buồn là bà không thể tham gia làm nhà báo như các nhân vật trong phe cải cách, chỉ có thể ngồi nhà. Sự mong nhớ về tình yêu từ mong đợi trở thành thất vọng. Thậm chí có thể nói rằng: “Nếu tôi kết hôn, tuyệt đối không phải là vì tình yêu”.
Khi Tưởng Giới Thạch tình cờ gặp Tống Mỹ Linh, tình cảm của ông ta với vợ trước là Trần Khiết Như vẫn còn rất tốt đẹp. Sau khi gặp được Tống Mỹ Linh, có thể dùng lời của Trần Khiết Như nói về tâm trạng của Tưởng Giới Thạch, đó là tâm trạng vô cùng vui vẻ. Ngoài sắc đẹp của Mỹ Linh, thế lực nhà họ Tống cũng khiến ông ta nảy sinh ý định muốn xây dựng quan hệ với Tôn Trung Sơn.
Trần Khiết Như mặc dù 14 tuổi đã gả cho Tưởng Giới Thạch, đi theo ông ta bảy năm, nhưng tình cảm ít nhiều của họ cũng không thể chống cự lại sự xuất hiện của Tống Mỹ Linh. Thực tế, lúc này tình cảm của Tống Mỹ Linh không còn trong sáng thuần khiết nữa, có ý nghĩ so bì với chị cả và chị hai, bà trở nên thực dụng. Có thể nói, sự kết hợp giữa họ Tống và họ Tưởng thì ít nhất một nửa là sự kết hợp chính trị.
Ba người vợ trước của Tưởng Giới Thạch đều vật hi sinh, vợ đầu Mao Phúc Mai sau khi sinh Tưởng Kinh Quốc liền bị Tưởng Giới Thạch lạnh nhạt, sau đó chết trong chiến tranh. Vợ hai Diêu Thị cũng cô đơn đến chết. Người phụ nữ mà Tưởng Giới Thạch từng yêu Trần Khiết Như 21 tuổi đã bị bỏ rơi, sau này bà cũng không kết hôn nữa.
Còn Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch, hai người đến với nhau không dựa trên nền tảng tình yêu mà là vì liên kết chính trị, sau khi kết hôn, tình trạng hôn nhân có lúc rất xấu, cũng vì trách nhiệm nặng nề mà kết đôi. Tưởng Giới Thạch vẫn rất yêu Tống Mỹ Linh, trong những năm kháng chiến gian khổ, ông vì bà thích uống sữa bò mà đi tìm bằng được sữa. Còn bà sao lại không tốt với ông. Bà tôn trọng ý kiến của ông, không tham gia chính trị. Có lần muốn giảm béo nên hút thuốc, vì Tưởng Giới Thạch không thích nên bà luôn trốn trong phòng hút thuốc, nhưng sau đó vẫn cai thuốc. Những chi tiết yêu thương này là tình cảm được từ từ bồi dưỡng sau hôn nhân. Cuộc đời vẫn luôn là vậy, người cuối cùng ở bên cạnh ta, không nhất định là người ta yêu nhất, nhưng có thể là người thích hợp nhất.