Trường hợp gần đây nhất là máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn hạ khi bay qua không phận Ukraina vào ngày 17/7/2014 vừa qua, khiến 295 người thiệt mạng.
Điều kỳ lạ hơn nữa là Boeing 777 mang số hiệu MH17 rơi đúng ngày nó bay chuyến đầu tiên (ngày 17/7/1997). Chính vì vậy, vụ tai nạn máy bay gặp nạn sau 17 năm hoạt động càng trở nên đặc biệt hơn.
Vào ngày 17/7/2014, một chiếc trực thăng của lực lượng cứu hỏa Hàn Quốc cũng đã gặp nạn trong lúc tham gia chiến dịch tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong phà Sewol.
Vụ tai nạn nghiêm trọng đó đã khiến toàn bộ 5 lính cứu hỏa trên trực thăng thiệt mạng. Trước đó 4 tháng, chiếc Boeing 777 khác của hãng Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 chở 239 người (trong đó có 12 phi hành đoàn người Malaysia và 227 hành khách) xuất phát từ Kuala Lumpur, Malaysia mất tích khỏi màn hình radar hôm 8/3. Nó biến mất lúc đang ở trên biển, một giờ sau khi cất cánh lúc 0h41. Theo lịch trình, nó phải hạ cánh ở Bắc Kinh vào 6h30 cùng ngày.
Cho đến nay, giới chức trách vẫn chưa tìm được chiếc máy bay mất tích bí ẩn này. Số phận của hơn 200 hành khách xấu số trên chuyến bay cũng chưa được làm sáng tỏ.
Ngày 26/9/1997, chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Garuda Indonesia lâm nạn gần sân bay thành phố Medan, khiến 234 người chết. Một vụ tai nạn máy bay khác liên quan đến con số 7 xảy ra vào ngày 12/11/1996. Khi đó, một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đâm vào một chiếc Boeing 747 của Ả-rập Xê-út trên không trung tại khu vực gần Delhi, Ấn Độ.
Vụ tai nạn thảm khốc này đã cướp đi sinh mạng của 349 người. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là phi hành đoàn Kazakhstan đã không tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ tránh va chạm. Kế đến, ngày 23/6/1985, một quả bom do những kẻ cực đoan cài đặt đã thổi bay một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air India khi nó đang thực hiện hành trình cất cánh từ Toronto đến Bombay.
Vụ nổ làm máy bay rơi xuống vùng biển phía đông Ireland và khiến 239 người chết. Nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc trên được cho là xuất phát từ khâu kiểm duyệt hành lý không chặt chẽ. Thêm vào đó, 1 quả bom khác dự định bị bọn khủng bố cho nổ tung một máy bay khác của Air India cùng ngày nhưng đã phát nổ sớm hơn dự kiến tại một phòng chứa đồ ở Tokyo.Trường hợp khác diễn ra vào ngày 12/8/1985 cũng có liên quan đến con số 7 kỳ quái. Khi đó, một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Airlines bị đâm ở gần núi Phú Sĩ và làm 520 người chết. Điều đặc biệt hơn là chiếc máy bay gặp nạn trên từng bị hỏng ở phần đuôi và được sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước.
Ngày 1/9/1983, một chiếc Boeing 747 mang số hiệu 55719 của hãng hàng không Korean Airlines khởi hành từ New York tới Seoul bị Liên Xô bắn hạ ở gần đảo Sakhalin, Bắc Thái Bình Dương. Vụ tai nạn kinh hoàng trên đã cướp đi sinh mạng của 269 người.
Năm 1977, chuyến bay MH653 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị cướp và rơi ở Tanjung Kupang, Johor, giết chết tất cả 100 người.
Trường hợp gần đây nhất là máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH17 của Malaysia bị bắn hạ khi bay qua không phận Ukraina vào ngày 17/7/2014 vừa qua, khiến 295 người thiệt mạng.
Điều kỳ lạ hơn nữa là Boeing 777 mang số hiệu MH17 rơi đúng ngày nó bay chuyến đầu tiên (ngày 17/7/1997). Chính vì vậy, vụ tai nạn máy bay gặp nạn sau 17 năm hoạt động càng trở nên đặc biệt hơn.
Vào ngày 17/7/2014, một chiếc trực thăng của lực lượng cứu hỏa Hàn Quốc cũng đã gặp nạn trong lúc tham gia chiến dịch tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong phà Sewol.
Vụ tai nạn nghiêm trọng đó đã khiến toàn bộ 5 lính cứu hỏa trên trực thăng thiệt mạng.
Trước đó 4 tháng, chiếc Boeing 777 khác của hãng Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 chở 239 người (trong đó có 12 phi hành đoàn người Malaysia và 227 hành khách) xuất phát từ Kuala Lumpur, Malaysia mất tích khỏi màn hình radar hôm 8/3. Nó biến mất lúc đang ở trên biển, một giờ sau khi cất cánh lúc 0h41. Theo lịch trình, nó phải hạ cánh ở Bắc Kinh vào 6h30 cùng ngày.
Cho đến nay, giới chức trách vẫn chưa tìm được chiếc máy bay mất tích bí ẩn này. Số phận của hơn 200 hành khách xấu số trên chuyến bay cũng chưa được làm sáng tỏ.
Ngày 26/9/1997, chiếc Airbus A300 của hãng hàng không Garuda Indonesia lâm nạn gần sân bay thành phố Medan, khiến 234 người chết.
Một vụ tai nạn máy bay khác liên quan đến con số 7 xảy ra vào ngày 12/11/1996. Khi đó, một máy bay chở hàng Ilyushin IL-76 đi từ Kazakhstan đâm vào một chiếc Boeing 747 của Ả-rập Xê-út trên không trung tại khu vực gần Delhi, Ấn Độ.
Vụ tai nạn thảm khốc này đã cướp đi sinh mạng của 349 người. Nguyên nhân vụ tai nạn được cho là phi hành đoàn Kazakhstan đã không tuân thủ hướng dẫn, trong khi cả 2 máy bay đều không trang bị công nghệ tránh va chạm.
Kế đến, ngày 23/6/1985, một quả bom do những kẻ cực đoan cài đặt đã thổi bay một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air India khi nó đang thực hiện hành trình cất cánh từ Toronto đến Bombay.
Vụ nổ làm máy bay rơi xuống vùng biển phía đông Ireland và khiến 239 người chết. Nguyên nhân vụ tai nạn thảm khốc trên được cho là xuất phát từ khâu kiểm duyệt hành lý không chặt chẽ. Thêm vào đó, 1 quả bom khác dự định bị bọn khủng bố cho nổ tung một máy bay khác của Air India cùng ngày nhưng đã phát nổ sớm hơn dự kiến tại một phòng chứa đồ ở Tokyo.
Trường hợp khác diễn ra vào ngày 12/8/1985 cũng có liên quan đến con số 7 kỳ quái. Khi đó, một máy bay Boeing 747 của hãng không Japan Airlines bị đâm ở gần núi Phú Sĩ và làm 520 người chết.
Điều đặc biệt hơn là chiếc máy bay gặp nạn trên từng bị hỏng ở phần đuôi và được sửa sau một vụ tai nạn 7 năm trước.
Ngày 1/9/1983, một chiếc Boeing 747 mang số hiệu 55719 của hãng hàng không Korean Airlines khởi hành từ New York tới Seoul bị Liên Xô bắn hạ ở gần đảo Sakhalin, Bắc Thái Bình Dương. Vụ tai nạn kinh hoàng trên đã cướp đi sinh mạng của 269 người.
Năm 1977, chuyến bay MH653 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị cướp và rơi ở Tanjung Kupang, Johor, giết chết tất cả 100 người.