Từ đầu thế kỷ 20 phụ nữ Liên Xô đã tham gia tích cực vào chính trường trong khi điều này ở các nước Âu Mỹ còn là xa vời. Trong thời Liên Xô, có rất nhiều thành phố thị trưởng là phụ nữ. Thậm chí trong lĩnh vực quân sự, địa vị của phụ nữ cũng không kém, phụ nữ có mặt từ đơn vị bắn tỉa cho đến lái máy bay và đã có rất nhiều người thành anh hùng.Giao thông công cộng thời đại Liên Xô phát triển rất mạnh, đặc biệt là những thành phố lớn như Moscow, mạng lưới đường sắt ngầm phát triển vượt trước thế giới. Điều quan trọng nhất là rất nhiều phương tiện giao thông công cộng của Liên Xô gần như miễn phí. Đương nhiên có một số vẫn thu tiền nhưng cũng với giá rất rẻ. Thời Liên Xô còn tồn tại, nhân dân được khuyến khích đi du lịch. Pháp luật Liên Xô quy định người dân mỗi năm tối thiểu có 2 tuần được nghỉ mà vẫn được hưởng lương. Họ còn được phát một “phiếu du lịch” đến các địa điểm cụ thể. Có phiếu du lịch này người ta đến nơi đó du lịch sẽ được ưu đãi về phương tiện giao thông, nơi ăn chốn ở và thực phẩm. Tuy nhiên nếu là nhân viên chính phủ thì kỳ nghỉ như vậy chỉ được chọn lựa vào mùa hè mà không biết vì sao.Từ rất sớm người dân Liên Xô đã chú trọng bảo vệ môi trường, họ có chính sách phân loại rác sau khi thu gom. Ngoài ra, trong một thời gian dài, Liên Xô sử dụng rất ít túi nhựa, khi mua đồ họ đều dùng túi giấy hoặc tự mang theo giỏ. Đến những năm 1980 trở đi, túi nhựa mới dần dần xuất hiện trong xã hội Liên Xô.Người dân Liên Xô rất trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục về khoa học và công trình kiến trúc. Nhà nước Liên Xô thực hiện miễn phí giáo dục cho công dân ở mọi cấp học, gồm cả đại học đến nghiên cứu sinh đều không thu học phí. Có thể nói bạn học được đến đâu miễn phí đến đó. Cho nên điều này cũng góp phần bồi dưỡng ra rất nhiều nhà khoa học, trong đó có cả những người xuất thân từ các gia đình nghèo túng.Người Liên Xô sử dụng nhà cửa cũng được miễn phí, do nhà nước lo. Nhưng việc phân nhà thì căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong nhà và từ việc chức nghiệp của chủ hộ mà nhà to nhà nhỏ khác nhau.Liên Xô là nước đầu tiên quy định chế độ ngày làm 8 giờ. Sau đó chế độ này được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện theo. Hiện tại chế độ làm việc của chúng ta cơ bản vẫn là dựa trên quy định này.Hiện tại chúng ta xem phim thường có một số thủ pháp làm phim kiểu montage. Đó chính là những thủ pháp tuân theo và phát triển từ cách làm phim của Liên Xô mà điển hình là của những tên tuổi như Kuleshov, Vertov, Pudovkin, Eisenstein...
Từ đầu thế kỷ 20 phụ nữ Liên Xô đã tham gia tích cực vào chính trường trong khi điều này ở các nước Âu Mỹ còn là xa vời. Trong thời Liên Xô, có rất nhiều thành phố thị trưởng là phụ nữ. Thậm chí trong lĩnh vực quân sự, địa vị của phụ nữ cũng không kém, phụ nữ có mặt từ đơn vị bắn tỉa cho đến lái máy bay và đã có rất nhiều người thành anh hùng.
Giao thông công cộng thời đại Liên Xô phát triển rất mạnh, đặc biệt là những thành phố lớn như Moscow, mạng lưới đường sắt ngầm phát triển vượt trước thế giới. Điều quan trọng nhất là rất nhiều phương tiện giao thông công cộng của Liên Xô gần như miễn phí. Đương nhiên có một số vẫn thu tiền nhưng cũng với giá rất rẻ.
Thời Liên Xô còn tồn tại, nhân dân được khuyến khích đi du lịch. Pháp luật Liên Xô quy định người dân mỗi năm tối thiểu có 2 tuần được nghỉ mà vẫn được hưởng lương. Họ còn được phát một “phiếu du lịch” đến các địa điểm cụ thể. Có phiếu du lịch này người ta đến nơi đó du lịch sẽ được ưu đãi về phương tiện giao thông, nơi ăn chốn ở và thực phẩm. Tuy nhiên nếu là nhân viên chính phủ thì kỳ nghỉ như vậy chỉ được chọn lựa vào mùa hè mà không biết vì sao.
Từ rất sớm người dân Liên Xô đã chú trọng bảo vệ môi trường, họ có chính sách phân loại rác sau khi thu gom. Ngoài ra, trong một thời gian dài, Liên Xô sử dụng rất ít túi nhựa, khi mua đồ họ đều dùng túi giấy hoặc tự mang theo giỏ. Đến những năm 1980 trở đi, túi nhựa mới dần dần xuất hiện trong xã hội Liên Xô.
Người dân Liên Xô rất trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục về khoa học và công trình kiến trúc. Nhà nước Liên Xô thực hiện miễn phí giáo dục cho công dân ở mọi cấp học, gồm cả đại học đến nghiên cứu sinh đều không thu học phí. Có thể nói bạn học được đến đâu miễn phí đến đó. Cho nên điều này cũng góp phần bồi dưỡng ra rất nhiều nhà khoa học, trong đó có cả những người xuất thân từ các gia đình nghèo túng.
Người Liên Xô sử dụng nhà cửa cũng được miễn phí, do nhà nước lo. Nhưng việc phân nhà thì căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong nhà và từ việc chức nghiệp của chủ hộ mà nhà to nhà nhỏ khác nhau.
Liên Xô là nước đầu tiên quy định chế độ ngày làm 8 giờ. Sau đó chế độ này được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện theo. Hiện tại chế độ làm việc của chúng ta cơ bản vẫn là dựa trên quy định này.
Hiện tại chúng ta xem phim thường có một số thủ pháp làm phim kiểu montage. Đó chính là những thủ pháp tuân theo và phát triển từ cách làm phim của Liên Xô mà điển hình là của những tên tuổi như Kuleshov, Vertov, Pudovkin, Eisenstein...