Tra tấn bằng cách gây nhột (tickle torture) hay còn gọi "phạt cười" là một trong những phương pháp tra tấn đáng sợ được sử dụng từ hàng ngàn năm trước.Đế chế La Mã được cho là một trong những nền văn minh sớm nhất áp dụng phương pháp tra tấn bằng cách gây nhột để thẩm vấn, trừng phạt tù nhân.Người La Mã cổ đại thường nhúng chân của phạm nhân vào dung dịch muối, mật ong hoặc đường trắng rồi mang một con dê đến liếm lòng chân của tù nhân.Theo đó, tù nhân bị "phạt cười" sẽ cười mãi cho đến khi tắt thở. Dù không phải trải qua sự đau đớn về thể xác nhưng phương pháp tra tấn này khiến họ càng đau khổ hơn, muốn chết nhanh hơn.Trải qua thời gian, nhiều nền văn minh cổ xưa khác như Hy Lạp, Ba Tư... có những phương thức khác để thực hiện tra tấn bằng cách gây nhột. Trong đó, người ta có thể dùng lông ngỗng để cù lòng bàn chân hoặc nách, những vị trí có thể gây cười trên cơ thể con người.Tại Trung Quốc, "phạt cười" được cho là xuất hiện từ thời nhà Hán. Phương pháp tra tấn này dành riêng cho giới quý tộc vì nó không để lại dấu vết trên cơ thể của họ.Trong Chiến tranh thế giới 2, một tù nhân có tên Josef Kohout tuyên bố rằng đã chứng kiến binh lính Đức Quốc xã thực hiện "phạt cười" để tra tấn bạn tù của mình. Theo đó, tù nhân này cười đau đớn, chảy cả nước mắt cho đến khi tắt thở.Khi chứng kiến phạm nhân bị tra tấn bằng cách gây nhột, nhiều người bị ám ảnh sâu sắc. Bởi hình thức tra tấn này gây ra nỗi sợ hãi được cho là còn kinh khủng hơn nhiều hình phạt gây ra nỗi đau thể xác cho phạm nhân.Mời độc giả xem video: Bắc Ninh: Chủ quán bánh xèo tra tấn nhân viên đến gãy răng. Nguồn: THĐT1.
Tra tấn bằng cách gây nhột (tickle torture) hay còn gọi "phạt cười" là một trong những phương pháp tra tấn đáng sợ được sử dụng từ hàng ngàn năm trước.
Đế chế La Mã được cho là một trong những nền văn minh sớm nhất áp dụng phương pháp tra tấn bằng cách gây nhột để thẩm vấn, trừng phạt tù nhân.
Người La Mã cổ đại thường nhúng chân của phạm nhân vào dung dịch muối, mật ong hoặc đường trắng rồi mang một con dê đến liếm lòng chân của tù nhân.
Theo đó, tù nhân bị "phạt cười" sẽ cười mãi cho đến khi tắt thở. Dù không phải trải qua sự đau đớn về thể xác nhưng phương pháp tra tấn này khiến họ càng đau khổ hơn, muốn chết nhanh hơn.
Trải qua thời gian, nhiều nền văn minh cổ xưa khác như Hy Lạp, Ba Tư... có những phương thức khác để thực hiện tra tấn bằng cách gây nhột. Trong đó, người ta có thể dùng lông ngỗng để cù lòng bàn chân hoặc nách, những vị trí có thể gây cười trên cơ thể con người.
Tại Trung Quốc, "phạt cười" được cho là xuất hiện từ thời nhà Hán. Phương pháp tra tấn này dành riêng cho giới quý tộc vì nó không để lại dấu vết trên cơ thể của họ.
Trong Chiến tranh thế giới 2, một tù nhân có tên Josef Kohout tuyên bố rằng đã chứng kiến binh lính Đức Quốc xã thực hiện "phạt cười" để tra tấn bạn tù của mình. Theo đó, tù nhân này cười đau đớn, chảy cả nước mắt cho đến khi tắt thở.
Khi chứng kiến phạm nhân bị tra tấn bằng cách gây nhột, nhiều người bị ám ảnh sâu sắc. Bởi hình thức tra tấn này gây ra nỗi sợ hãi được cho là còn kinh khủng hơn nhiều hình phạt gây ra nỗi đau thể xác cho phạm nhân.
Mời độc giả xem video: Bắc Ninh: Chủ quán bánh xèo tra tấn nhân viên đến gãy răng. Nguồn: THĐT1.