Đền Ngọc Sơn không chỉ là một địa danh tâm linh, một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội...Đây còn là nơi lưu giữ một mẫu tiêu bản hoàn hảo bậc nhất của loài rùa hồ Gươm huyền thoại.Ngày mất của cụ Rùa Hồ Gươm trong đền Ngọc Sơn được chính thức ghi nhận vào 02/06/1967. Trưa hôm đó, cụ đã nổi lên gần nhà Thủy Tạ...Thấy rùa nổi, hàng trăm người dân đã chen chân ven hồ để ngắm nhìn. Khi đó Hà Nội đang bị Mỹ oanh tạc, việc tụ tập thành đám đông là điều nguy hiểm, nên công an khu vực ngay lập tức đến giải tán đám đông.Theo ghi nhận, cụ Rùa lúc đó rất yếu, trên mai có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên cho thấy cụ đang bị thương. Trong lúc lực lượng an ninh thi hành nhiệm vụ, một nhóm người thuộc quốc doanh cá đi đến mang dụng cụ ra quây bắt cụ Rùa, và họ đã không mấy khó khăn để đưa được cụ Rùa lên cạn.Thật khó tin là sau đó cụ Rùa bị xác định là... ba ba. Các nhân viên đã định giá cụ để đem ra... xẻ thịt. Khi đo đạc, “chú ba ba” này có kích cỡ khổng lồ: dài 2,1m; bề rộng của mai là 1,2m; cao 0,3m và nặng 250kg. Người ta định giá cụ Rùa lúc bấy giờ là 675 đồng (tương đương 2,7 đồng/kg).Sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng đã ra chỉ thị phải bảo vệ, ngăn cấm việc xả thịt cụ Rùa, đồng thời cơ quan y tế phải vào cuộc cứu chữa khẩn cấp vết thương của cụ. Nhờ có chỉ thị kịp thời này, cụ Rùa nhanh chóng được đưa về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (bây giờ là trụ sở BQL Di tích Đền Ngọc Sơn) để cứu chữa. Nhưng cụ đã không qua khỏi...Khi công an điều tra nguyên nhân rùa chết, người ta mới biết rằng trước đó cụ Rùa đã bị một thợ đánh cá thuộc quốc doanh cá có tên là Thu bắt được trong một lần đi đánh cá Hồ Gươm. Khi kéo mẻ lưới lên thấy nặng, theo phản xạ nghề nghiệp, ông Thu đã lấy xà beng giáng một đòn chí tử. "Sinh vật lạ" sau đó vùng vẫy và thoát được, nhưng phải chịu vết thương khủng khiếp...Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng, cụ Rùa Hồ Gươm đã được giữ làm tiêu bản, được bảo quản trong tủ kính tại đền Ngọc Sơn kể từ đó cho đến nay.Quyết định giữ lại di thể cụ Rùa đã phần nào làm nguôi ngoai những tiếc nuối về sự mất mát của một sinh vật đặc biệt mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn không chỉ là một địa danh tâm linh, một thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội...
Đây còn là nơi lưu giữ một mẫu tiêu bản hoàn hảo bậc nhất của loài rùa hồ Gươm huyền thoại.
Ngày mất của cụ Rùa Hồ Gươm trong đền Ngọc Sơn được chính thức ghi nhận vào 02/06/1967. Trưa hôm đó, cụ đã nổi lên gần nhà Thủy Tạ...
Thấy rùa nổi, hàng trăm người dân đã chen chân ven hồ để ngắm nhìn. Khi đó Hà Nội đang bị Mỹ oanh tạc, việc tụ tập thành đám đông là điều nguy hiểm, nên công an khu vực ngay lập tức đến giải tán đám đông.
Theo ghi nhận, cụ Rùa lúc đó rất yếu, trên mai có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên cho thấy cụ đang bị thương. Trong lúc lực lượng an ninh thi hành nhiệm vụ, một nhóm người thuộc quốc doanh cá đi đến mang dụng cụ ra quây bắt cụ Rùa, và họ đã không mấy khó khăn để đưa được cụ Rùa lên cạn.
Thật khó tin là sau đó cụ Rùa bị xác định là... ba ba. Các nhân viên đã định giá cụ để đem ra... xẻ thịt. Khi đo đạc, “chú ba ba” này có kích cỡ khổng lồ: dài 2,1m; bề rộng của mai là 1,2m; cao 0,3m và nặng 250kg. Người ta định giá cụ Rùa lúc bấy giờ là 675 đồng (tương đương 2,7 đồng/kg).
Sau khi nhận được thông tin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng đã ra chỉ thị phải bảo vệ, ngăn cấm việc xả thịt cụ Rùa, đồng thời cơ quan y tế phải vào cuộc cứu chữa khẩn cấp vết thương của cụ. Nhờ có chỉ thị kịp thời này, cụ Rùa nhanh chóng được đưa về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (bây giờ là trụ sở BQL Di tích Đền Ngọc Sơn) để cứu chữa. Nhưng cụ đã không qua khỏi...
Khi công an điều tra nguyên nhân rùa chết, người ta mới biết rằng trước đó cụ Rùa đã bị một thợ đánh cá thuộc quốc doanh cá có tên là Thu bắt được trong một lần đi đánh cá Hồ Gươm. Khi kéo mẻ lưới lên thấy nặng, theo phản xạ nghề nghiệp, ông Thu đã lấy xà beng giáng một đòn chí tử. "Sinh vật lạ" sau đó vùng vẫy và thoát được, nhưng phải chịu vết thương khủng khiếp...
Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Duy Hưng, cụ Rùa Hồ Gươm đã được giữ làm tiêu bản, được bảo quản trong tủ kính tại đền Ngọc Sơn kể từ đó cho đến nay.
Quyết định giữ lại di thể cụ Rùa đã phần nào làm nguôi ngoai những tiếc nuối về sự mất mát của một sinh vật đặc biệt mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần của người Hà Nội.