Sự việc hơn 350 học sinh bị ngộ độc ở trưởng tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) vừa qua được xác định nguyên nhân là do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món ruốc gà trong bữa ăn của học sinh. Vi khuẩn tụ cầu vàng khi xâm nhập vàp thực phẩm có thể gây bệnh rất nguy hiểm cho người ăn.
|
Vụ hơn 350 em học sinh ở Ninh Bình bị ngộ độc do nhiễm tụ cầu vàng. Ảnh: TTXVN |
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tụ cầu (Staphylococcus) là một chủng vi khuẩn có mặt ở nhiều nơi trong môi trường tự nhiên, phổ biến nhất là tụ cầu vàng. Ở điều kiện bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa… chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như: Chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi, thậm chí khi chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây sốc hay suy đa phủ tạng và dẫn tới tử vong.
Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…
Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng có thể do dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém chất lượng.
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng:
- Nôn mửa dữ dội do vi khuẩn giải phóng độc tố vào trong thực phẩm khiến người bệnh bị nhiễm độc.
- Bệnh nhân có thể bị sốt.
- Trường hợp nặng có thể bị tiêu chảy, choáng váng.
Cách phòng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng:
Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng các bệnh do tụ cầu vàng gây ra. Tuy nhiên người dân có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh lây lan vi khuẩn:
- Khi bị nhiễm khuẩn trên da cần bao phủ vùng da đó bằng băng gạc sạch, khô. - - Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay theo hướng dẫn, tránh tiếp xúc gần với người mắc bênh, cần làm sạch các vết xước, vết cắt và vết thương trên da để giảm thiểu nguy cơ tụ cầu vàng xâm nhập qua những vết thương hở này.
Cần tuân theo những quy tắc sơ chế và chế biện thực phẩm an toàn để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra.
- Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chế biến thực phẩm.
- Nếu có vết thương, nhiễm trùng da, hay nhiễm trùng tại mắt, mũi, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.
- Làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống
Khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.
Những thực phẩm cần giữ lạnh cần được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.