Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất. Đây là một trong những thực phẩm nhiễm hóa chất hàng đầu người tiêu dùng nên cẩn trọng. Gà là món không thể thiếu trong cỗ cúng cũng như mâm cơm Tết của người Việt. Nhưng thời gần đây, dư luận không khỏi lo lắng khi có nhiều bài báo phản ánh về việc tiểu thương sử dụng “bột sắt” tẩm vào da gà để biến thịt gà công nghiệp có màu trắng chuyển sang màu vàng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.Nếu ăn phải gà tẩm chất bột màu này, khi đi vào cơ thể người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, hôn mê.Ô mai, mứt càng có màu sặc sỡ càng độc hại. Các loại ô mai và mứt là những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt.Bởi màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn. Chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần… rõ ràng.Giò chả chứa chất gây hại. Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng một loại bột làm giò chả để giữ được lâu hơn mà ăn thấy dai giòn, được gọi là chất “phụ gia” có màu trắng tinh, không mùi, dạng bột.Đặc biệt, khá nhiều cơ sở dùng khuôn inox để làm giò, chả. Theo giải thích của các nhà khoa học, trong quá trình làm giò, những nguyên liệu gồm thịt, mộc nhĩ, nấm hương, muối tiêu và nhiều loại gia vị khác được trộn lẫn và đưa vào khuôn. Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong để ngăn cách tiếp xúc giữa inox và giò thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.Măng khô ngậm hóa chất. Măng khô là một trong những thực phẩm truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của gia đình người Việt mỗi khi xuân về, tết đến. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, măng khô ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu không đảm bảo an toàn và độ 'sạch'.Thực tế, măng khô được sấy bằng lưu huỳnh (hay còn gọi là diêm sinh) để chống ẩm mốc và tạo màu sắc bắt mắt hơn, vì thế có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi bạn sử dụng măng khô có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao có thể làm tổn thương hệ thần kinh, tim mạch, tuyến nội tiết, hệ miễn dịch, làm suy giảm thị lực, gây tổn thương phổi, thậm chí là bị nhiễm độc máu, suy thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.Thịt lợn. Thịt lợn là một trong những món không thể thiếu của Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo.Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã không tiếc tay "đầu độc" lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn. Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời.
Gà vàng ươm do nhuộm hóa chất. Đây là một trong những thực phẩm nhiễm hóa chất hàng đầu người tiêu dùng nên cẩn trọng. Gà là món không thể thiếu trong cỗ cúng cũng như mâm cơm Tết của người Việt. Nhưng thời gần đây, dư luận không khỏi lo lắng khi có nhiều bài báo phản ánh về việc tiểu thương sử dụng “bột sắt” tẩm vào da gà để biến thịt gà công nghiệp có màu trắng chuyển sang màu vàng nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Nếu ăn phải gà tẩm chất bột màu này, khi đi vào cơ thể người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, hôn mê.
Ô mai, mứt càng có màu sặc sỡ càng độc hại. Các loại ô mai và mứt là những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt.
Bởi màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn. Chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần… rõ ràng.
Giò chả chứa chất gây hại. Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng một loại bột làm giò chả để giữ được lâu hơn mà ăn thấy dai giòn, được gọi là chất “phụ gia” có màu trắng tinh, không mùi, dạng bột.
Đặc biệt, khá nhiều cơ sở dùng khuôn inox để làm giò, chả. Theo giải thích của các nhà khoa học, trong quá trình làm giò, những nguyên liệu gồm thịt, mộc nhĩ, nấm hương, muối tiêu và nhiều loại gia vị khác được trộn lẫn và đưa vào khuôn. Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong để ngăn cách tiếp xúc giữa inox và giò thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.
Măng khô ngậm hóa chất. Măng khô là một trong những thực phẩm truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm của gia đình người Việt mỗi khi xuân về, tết đến. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, măng khô ẩn chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu không đảm bảo an toàn và độ 'sạch'.
Thực tế, măng khô được sấy bằng lưu huỳnh (hay còn gọi là diêm sinh) để chống ẩm mốc và tạo màu sắc bắt mắt hơn, vì thế có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi bạn sử dụng măng khô có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao có thể làm tổn thương hệ thần kinh, tim mạch, tuyến nội tiết, hệ miễn dịch, làm suy giảm thị lực, gây tổn thương phổi, thậm chí là bị nhiễm độc máu, suy thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.
Thịt lợn. Thịt lợn là một trong những món không thể thiếu của Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng thịt lợn chứa dư lượng kháng sinh và chất cấm đã được cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo.
Thịt lợn nhiễm bẩn từ khâu chăn nuôi, khi người nông dân do hám lời đã không tiếc tay "đầu độc" lợn bằng đủ loại chất kích thích nhằm tăng trọng lượng cho lợn. Đến khâu giết mổ, lợn lại bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước nhằm tăng trọng lượng để người bán dễ kiếm lời.