Thịt lợn là một món ăn bổ dưỡng không thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Theo Đông Y, thịt lợn giá trị dinh dưỡng bổ hư, tăng khí lực, bổ gan huyết, mượt da, cung cấp chất đạm cao và axit béo cần thiết cho cơ thể. Tiết lợn có nhiều chất phòng khối u phát triển, thích hợp cho người âm suy, táo bón nên ăn nhiều thịt lợn trong ngày. Song cũng có những món ăn kỵ nhau khi chế biến cùng với thịt lợn.Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý. Mỗi loại thực phẩm lại có thành phần khác nhau. Do vậy có thể gây nên chất có hại đối với sức khỏe hoặc bất lợi cho hấp thụ do sự tác động lẫn nhau trong quá trình kết hợp chúng không đúng. Điều này dẫn đến mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể.
Thịt bò. Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Gừng sống. Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt lợn có tính thủy, gừng sống có tính hỏa, khi ăn vào sẽ xảy ra hiện tượng thủy hỏa tương khắc, sinh chứng phong thấp, có thể xảy ra hiện tượng nổi các nốt đen ở mặt.
Thịt trâu. Thịt trâu có tính hàn. Khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng “Sán sơ mít”.
Quả mơ. Thịt lợn và mỡ lợn rất kỵ khi ăn cùng quả mơ. Quả mơ tính chua, liễm, thịt mỡ lợn tính ngọt lạnh. Nếu chẳng may ăn phải sẽ sinh ra tả lỵ.
Đậu tương. Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Thịt lợn là một món ăn bổ dưỡng không thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Theo Đông Y, thịt lợn giá trị dinh dưỡng bổ hư, tăng khí lực, bổ gan huyết, mượt da, cung cấp chất đạm cao và axit béo cần thiết cho cơ thể. Tiết lợn có nhiều chất phòng khối u phát triển, thích hợp cho người âm suy, táo bón nên ăn nhiều thịt lợn trong ngày. Song cũng có những món ăn kỵ nhau khi chế biến cùng với thịt lợn.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý. Mỗi loại thực phẩm lại có thành phần khác nhau. Do vậy có thể gây nên chất có hại đối với sức khỏe hoặc bất lợi cho hấp thụ do sự tác động lẫn nhau trong quá trình kết hợp chúng không đúng. Điều này dẫn đến mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, thậm chí gây ngộ độc cho cơ thể.
Thịt bò. Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
Gừng sống. Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt lợn có tính thủy, gừng sống có tính hỏa, khi ăn vào sẽ xảy ra hiện tượng thủy hỏa tương khắc, sinh chứng phong thấp, có thể xảy ra hiện tượng nổi các nốt đen ở mặt.
Thịt trâu. Thịt trâu có tính hàn. Khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng “Sán sơ mít”.
Quả mơ. Thịt lợn và mỡ lợn rất kỵ khi ăn cùng quả mơ. Quả mơ tính chua, liễm, thịt mỡ lợn tính ngọt lạnh. Nếu chẳng may ăn phải sẽ sinh ra tả lỵ.
Đậu tương. Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.