Như thường lệ ca trực đêm của các bác sĩ quân y khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 103 diễn ra từ 16h30 chiều hôm trước cho tới 7h sáng hôm sau. Trong ảnh là phiên trực của bác sĩ CKI Lê Đắc Phú. Anh phổ biến nhiệm vụ và căn dặn các đồng nghiệp dù mệt mỏi cũng không được lơ là nhiệm vụ cứu người.Theo quy định, kíp trực ngoài bác sĩ Phú còn có 3 điều dưỡng và một số học viên của Học viện Quân y 103. Một kíp trực thông thường khoảng 10 người với một bác sĩ chính. Do đó, mật độ làm việc luôn căng thẳng và tất bật.Với đặc thù trong ngành quân y, khoa cấp cứu của viện sẽ phải tiếp nhận các ca cấp cứu từ tuyến dưới chuyển lên. Ngoài ra khoa cũng tiếp nhận các ca ngoài ngành đó là người dân bình thường. "Mặc dù vậy, tuyệt đối không có sự phân biệt giữa các bệnh nhân là quân nhân hay dân thường. Bệnh nhân nguy kịch luôn được ưu tiên đầu tiên", bác sĩ Phú nói.19h, phòng cấp cứu liên tục đón nhận bệnh nhân. Mỗi ca cấp cứu, các y bác sĩ lập tức có mặt thực hiện những sơ cứu cần thiết ban đầu.Sự tất bật khiến họ không có thời gian ăn cơm. Mặc dù giờ ăn là 17h30, phải đến 20h các bác sĩ mới tranh thủ được thời gian dùng bữa và phải thay phiên nhau. Vào những ngày cao điểm, nhóm trực phải tiếp nhận và xử lý trên dưới 300 ca thậm chí các anh còn phải nhịn đói đến sáng.Với kinh nghiệm của mình bác sĩ Phú cho biết, cao điểm của ca trực cuối tuần thường diễn ra từ 21h cho tới 2h sáng hôm sau (đó là thời gian kết thúc các cuộc nhậu). Nhưng hôm nay, mới 20h khoa đã phải tiếp nhận một bệnh nhân nặng trong tình trạng đa chấn thương rách đỉnh đầu, gãy xương đòn và 4 xương sườn do tự gây tai nạn sau khi được cho là "mới uống có 3 cốc rượu". Với các ca cấp cứu tai nạn do say rượu và ma túy, các bác sĩ rất vất vả bởi bệnh nhân thường quậy phá và chửi bới.Nhiều ca bệnh nhân nặng cần xử lý gấp, ê kíp trực phải làm việc với 150-200% công suất để chạy đua với thời gian. "Vì chỉ xử lý chậm trễ một phút, tính mạng bệnh nhân có thể không giữ được", bác sĩ Phú tâm sự. Trực đêm luôn khiến các bác sĩ áp lực hơn vì nhiều khi bệnh nhân nhập viện dồn dập còn số lượng bác sĩ có hạn. Lúc này, bác sĩ trực chính sẽ tiên lượng tình hình bệnh nhân, các ca không nguy hiểm sẽ xử lý sau, ưu tiên các ca nặng trước.2h sáng, khoa cấp cứu lại tiếp nhận một ca tai nạn giao thông nặng. Bệnh nhân đã hôn mê và nồng nặc mùi rượu, không có người nhà đi cùng. Chẩn đoán từ chụp X-quang cho thấy bệnh nhân đã chấn thương sọ não, nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Phú cho lập biên bản và khẩn trương tiến hành các thủ thuật xử lý gấp nhằm cứu sống bệnh nhân. "Là bác sĩ trực chính mình luôn phải đưa ra những quyết định nhanh và chính xác nhất, nếu chờ đợi người nhà bệnh nhân tới thì quá chậm trễ, khó giữ lại tính mạng cho bệnh nhân", anh nói. Cùng lúc đó, một ca cấp cứu thai phụ có nguy cơ sảy thai đang được bác sĩ chẩn đoán bên cạnh.Càng về khuya, số bệnh nhân cấp cứu càng nhiều. Bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện cho hay mỗi ngày tại đây tiếp nhận trung bình từ 180-200 ca cấp cứu, riêng ca trực đêm từ 80-90 ca, trong đó, nhiều trường hợp chấn thương sọ não, gãy xương, mặt biến dạng,... do say xỉn, tai nạn giao thông. Nhiều bệnh nhân đã chết lâm sàng trước khi vào viện.Ca trực đêm chỉ kết thúc vào chiều ngày hôm sau bởi các y bác sĩ vẫn phải giao ban và điều trị bệnh nhân. Những phút chợp mắt như thế này rất hiếm hoi. Hiện khoa cấp cứu có 9 bác sĩ, trung bình mỗi người trực đêm 2 hôm/tuần. Theo bác sĩ Phú, sự mệt mỏi không làm các anh chùn bước. Bên cạnh chuyên môn, các y bác sĩ phải trau dồi kỹ năng đối phó với người thân của bệnh nhân bởi không ít trường hợp "băng đảng" chục người kéo vào bệnh viện, uy hiếp, ép bác sĩ điều trị cho người thân của họ trước."Nhiều hôm sau mỗi ca trực trở về nhà, chúng tôi ngủ thiếp trên giường, mãi tới khi người nhà gọi dậy mới tỉnh. Thế nhưng trong giờ làm việc, tôi luôn làm mọi cách để mình tỉnh táo nhất có thể bởi tôi biết đó chính là những lúc bệnh nhân cần mình hơn bao giờ hết", bác sĩ Phú chia sẻ sau khi hết ca trực.
Như thường lệ ca trực đêm của các bác sĩ quân y khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 103 diễn ra từ 16h30 chiều hôm trước cho tới 7h sáng hôm sau. Trong ảnh là phiên trực của bác sĩ CKI Lê Đắc Phú. Anh phổ biến nhiệm vụ và căn dặn các đồng nghiệp dù mệt mỏi cũng không được lơ là nhiệm vụ cứu người.
Theo quy định, kíp trực ngoài bác sĩ Phú còn có 3 điều dưỡng và một số học viên của Học viện Quân y 103. Một kíp trực thông thường khoảng 10 người với một bác sĩ chính. Do đó, mật độ làm việc luôn căng thẳng và tất bật.
Với đặc thù trong ngành quân y, khoa cấp cứu của viện sẽ phải tiếp nhận các ca cấp cứu từ tuyến dưới chuyển lên. Ngoài ra khoa cũng tiếp nhận các ca ngoài ngành đó là người dân bình thường. "Mặc dù vậy, tuyệt đối không có sự phân biệt giữa các bệnh nhân là quân nhân hay dân thường. Bệnh nhân nguy kịch luôn được ưu tiên đầu tiên", bác sĩ Phú nói.
19h, phòng cấp cứu liên tục đón nhận bệnh nhân. Mỗi ca cấp cứu, các y bác sĩ lập tức có mặt thực hiện những sơ cứu cần thiết ban đầu.
Sự tất bật khiến họ không có thời gian ăn cơm. Mặc dù giờ ăn là 17h30, phải đến 20h các bác sĩ mới tranh thủ được thời gian dùng bữa và phải thay phiên nhau. Vào những ngày cao điểm, nhóm trực phải tiếp nhận và xử lý trên dưới 300 ca thậm chí các anh còn phải nhịn đói đến sáng.
Với kinh nghiệm của mình bác sĩ Phú cho biết, cao điểm của ca trực cuối tuần thường diễn ra từ 21h cho tới 2h sáng hôm sau (đó là thời gian kết thúc các cuộc nhậu). Nhưng hôm nay, mới 20h khoa đã phải tiếp nhận một bệnh nhân nặng trong tình trạng đa chấn thương rách đỉnh đầu, gãy xương đòn và 4 xương sườn do tự gây tai nạn sau khi được cho là "mới uống có 3 cốc rượu". Với các ca cấp cứu tai nạn do say rượu và ma túy, các bác sĩ rất vất vả bởi bệnh nhân thường quậy phá và chửi bới.
Nhiều ca bệnh nhân nặng cần xử lý gấp, ê kíp trực phải làm việc với 150-200% công suất để chạy đua với thời gian. "Vì chỉ xử lý chậm trễ một phút, tính mạng bệnh nhân có thể không giữ được", bác sĩ Phú tâm sự. Trực đêm luôn khiến các bác sĩ áp lực hơn vì nhiều khi bệnh nhân nhập viện dồn dập còn số lượng bác sĩ có hạn. Lúc này, bác sĩ trực chính sẽ tiên lượng tình hình bệnh nhân, các ca không nguy hiểm sẽ xử lý sau, ưu tiên các ca nặng trước.
2h sáng, khoa cấp cứu lại tiếp nhận một ca tai nạn giao thông nặng. Bệnh nhân đã hôn mê và nồng nặc mùi rượu, không có người nhà đi cùng. Chẩn đoán từ chụp X-quang cho thấy bệnh nhân đã chấn thương sọ não, nguy hiểm đến tính mạng. Bác sĩ Phú cho lập biên bản và khẩn trương tiến hành các thủ thuật xử lý gấp nhằm cứu sống bệnh nhân. "Là bác sĩ trực chính mình luôn phải đưa ra những quyết định nhanh và chính xác nhất, nếu chờ đợi người nhà bệnh nhân tới thì quá chậm trễ, khó giữ lại tính mạng cho bệnh nhân", anh nói.
Cùng lúc đó, một ca cấp cứu thai phụ có nguy cơ sảy thai đang được bác sĩ chẩn đoán bên cạnh.
Càng về khuya, số bệnh nhân cấp cứu càng nhiều. Bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện cho hay mỗi ngày tại đây tiếp nhận trung bình từ 180-200 ca cấp cứu, riêng ca trực đêm từ 80-90 ca, trong đó, nhiều trường hợp chấn thương sọ não, gãy xương, mặt biến dạng,... do say xỉn, tai nạn giao thông. Nhiều bệnh nhân đã chết lâm sàng trước khi vào viện.
Ca trực đêm chỉ kết thúc vào chiều ngày hôm sau bởi các y bác sĩ vẫn phải giao ban và điều trị bệnh nhân. Những phút chợp mắt như thế này rất hiếm hoi. Hiện khoa cấp cứu có 9 bác sĩ, trung bình mỗi người trực đêm 2 hôm/tuần. Theo bác sĩ Phú, sự mệt mỏi không làm các anh chùn bước. Bên cạnh chuyên môn, các y bác sĩ phải trau dồi kỹ năng đối phó với người thân của bệnh nhân bởi không ít trường hợp "băng đảng" chục người kéo vào bệnh viện, uy hiếp, ép bác sĩ điều trị cho người thân của họ trước.
"Nhiều hôm sau mỗi ca trực trở về nhà, chúng tôi ngủ thiếp trên giường, mãi tới khi người nhà gọi dậy mới tỉnh. Thế nhưng trong giờ làm việc, tôi luôn làm mọi cách để mình tỉnh táo nhất có thể bởi tôi biết đó chính là những lúc bệnh nhân cần mình hơn bao giờ hết", bác sĩ Phú chia sẻ sau khi hết ca trực.