Khi hầm xương, luộc thịt, trên bề mặt nước luôn nổi lên một lớp bọt. Bạn đã bao giờ thắc mắc bọt này là gì chưa?
Thực phẩm tạo ra bọt trong quá trình đun nấu là vì nó chứa các chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Thực chất lớp bọt này chứa các protein hòa tan. Một số loại protein có đặc tính tạo bọt tốt nên chúng dễ hình thành bong bóng trong quá trình đun sôi. Ngoài protein, lớp bọt này cũng chứa một số thành phần phức tạp khách. Nhìn chung, chúng vô hại với con người.
Lớp bọt này chứa khá nhiều dinh dưỡng hòa tan trong chất béo.
Nhiều người tin rằng các tạp chất như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu... có trong thực phẩm sẽ xâm nhập vào lớp bọt này. Dù vậy, cho tới hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định rằng lớp bọt khi này sẽ gây hại tới sức khỏe.
Các chuyên gia cho rằng trong quá trình ninh xương, luộc thịt, phần bọt nổi lên do phần máu thừa, cặn và protein trong xương và thịt tiết ra sau khi được đun nấu ở nhiệt độ cao. Phần bọt này thường có mùi tanh, màu đen. Nếu không vớt sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị cũng như hình thức của món ăn. Do đó, chị em nên dùng muỗng hớt bỏ lớp bọt đầu đi.
Sau đó, hãy đợi bọt chuyển sang màu trắng. Lớp bọt này chứa các dưỡng chất hòa tan nên hoàn toàn có thể giữ lại. Tuy nhiên, nếu muốn phần nước không bị béo, có vị thanh nhẹ và trong hơn chị em có thể vớt hết phần bọt đi.
Nếu chế biến các thực phẩm do chính tay bạn nuôi trồng thì lớp bọt khí này không có gì đáng ngại. Chị em hoàn toàn có thể giữ chúng lại ngay từ đầu.
Khi ăn lẩu, nồi nước dùng cũng dễ xuất hiện bọt. Chúng sinh ra từ các loại thực phẩm dùng để nhúng lẩu như thịt, hải sản, rau củ. Lớp bọt này chứa khá nhiều chất béo, máu dư trong thịt và các tạp chất khi đun sôi. Dù có chứa những dinh dưỡng có lợi nhưng không nhiều. Bạn bạn nên loại bỏ phần bọt trong quá trình ăn.