Ăn dặm là thời điểm mọi đứa trẻ đều trải qua vì thế tưởng chừng nó rất dễ dàng và đơn giản nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn làm sai cách khiến sức khỏe của bé ảnh hưởng không nhỏ. Ảnh: Conlatatca.Cho con ăn quá nhiều đạm. Với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, mỗi bữa mẹ có thể cho con ăn 20 - 30 g thịt hải sản, chia thành 3 hoặc 4 bữa một tuần. Không nên cho con ăn quá nhiều, tuy rằng đạm rất cần cho cơ thể nhưng nó cũng là loại khó tiêu và dễ gây táo bón. Ảnh: Skđs.Dùng nước xương nấu cháo cho con. Nhiều mẹ có suy nghĩ nước xương vô cùng chất và nhiều canxi nên sẽ giúp bé cứng cáp hơn. Tuy nhiên, tủy sống trong xương chứa rất nhiều chất béo động vật rất khó tiêu, khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn... Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân sống... Ảnh: Daycon.Sơ chế đồ ăn dặm quá lâu. Nhiều mẹ không có thời gian đã chuẩn bị đồ ăn dặm cho con mấy ngày một lần và để tủ lạnh, đến bữa chia ra và nấu. Tuy nhiên, cách này làm cho chất dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều. Thế nên khi nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ nên tránh sơ chế thực phẩm trong thời gian quá dài. Ảnh: marrybaby.Vo gạo quá kĩ. Nếu như mẹ vo gạo kỹ sẽ làm mất đi lớp tinh bột và các vitamin khoáng chất ngoài vỏ. Mẹ nên vo nhẹ nhàng không cần quá kĩ, chỉ cần lấy đi lớp bụi bẩn bên ngoài để đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Vitalk.Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng. Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.Ảnh: Dbdn.Cho con ăn quá lâu. Dù cho bé có ăn chậm hay lười ăn thì mẹ cũng không được kéo dài bữa ăn hàng tiếng đồng hồ. Điều này sẽ khiến thức ăn của bé nguội, tanh, không giữ được vị ngon vốn có; bé sẽ càng cảm thấy ngấy và chán ăn hơn. Lâu dần, bé cảm thấy ăn uống là một “cực hình”. Ảnh: Giadinh.Nêm nhiều gia vị vào cháo. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nhiều muối bởi lúc này thận của con còn non nớt, việc ăn muối sẽ khiến dễ dẫn tới các bệnh như huyết áp, đau tim và khiến các ciw ian trong cơ thể bé yếu đi. Ảnh: Bibomart.Chiều con theo sở thích. Chắc chắn trẻ nào cũng có một sở thích riêng, bé thích ăn thịt bé lại ưa ăn rau. Nếu như mẹ chỉ cho bé ăn một món ngày qua ngày có thể gây hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể và khiến sự phát triển của bé cũng không đồng đều. Ảnh: Congai9.Ăn cháo xay trong thời gian dài. Nhiều mẹ đã xay nhuyễn tất cả các đồ ăn cho con dù đã qua giai đoạn ăn dặm ban đầu. Vô tình mẹ làm cho phản xạ nhai của con mất dần khiến dịch vị không được tiết ra nên vị giác của bé sẽ kém đi. Lâu dần dẫn đến bệnh biếng ăn. Ảnh: Nuoidayconthongminh.
Ăn dặm là thời điểm mọi đứa trẻ đều trải qua vì thế tưởng chừng nó rất dễ dàng và đơn giản nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn làm sai cách khiến sức khỏe của bé ảnh hưởng không nhỏ. Ảnh: Conlatatca.
Cho con ăn quá nhiều đạm. Với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi, mỗi bữa mẹ có thể cho con ăn 20 - 30 g thịt hải sản, chia thành 3 hoặc 4 bữa một tuần. Không nên cho con ăn quá nhiều, tuy rằng đạm rất cần cho cơ thể nhưng nó cũng là loại khó tiêu và dễ gây táo bón. Ảnh: Skđs.
Dùng nước xương nấu cháo cho con. Nhiều mẹ có suy nghĩ nước xương vô cùng chất và nhiều canxi nên sẽ giúp bé cứng cáp hơn. Tuy nhiên, tủy sống trong xương chứa rất nhiều chất béo động vật rất khó tiêu, khi bé ăn sẽ bám lại ở thành ruột và dạ dày, gây đầy bụng, nhanh no, mau chán ăn... Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, phân sống... Ảnh: Daycon.
Sơ chế đồ ăn dặm quá lâu. Nhiều mẹ không có thời gian đã chuẩn bị đồ ăn dặm cho con mấy ngày một lần và để tủ lạnh, đến bữa chia ra và nấu. Tuy nhiên, cách này làm cho chất dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều. Thế nên khi nấu đồ ăn dặm cho con, mẹ nên tránh sơ chế thực phẩm trong thời gian quá dài. Ảnh: marrybaby.
Vo gạo quá kĩ. Nếu như mẹ vo gạo kỹ sẽ làm mất đi lớp tinh bột và các vitamin khoáng chất ngoài vỏ. Mẹ nên vo nhẹ nhàng không cần quá kĩ, chỉ cần lấy đi lớp bụi bẩn bên ngoài để đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Vitalk.
Chọn sai thời điểm cho bé ăn dặm. Có bé mới 3-4 tháng tuổi đã tập ăn bột, ăn nước cháo dẫn đến rối loạn tiêu hóa và hậu quả là suy dinh dưỡng. Ngược lại, một số trẻ trên 6 tháng tuổi mà chưa được tập ăn dặm cũng chậm tăng cân, vì sữa không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của trẻ.Ảnh: Dbdn.
Cho con ăn quá lâu. Dù cho bé có ăn chậm hay lười ăn thì mẹ cũng không được kéo dài bữa ăn hàng tiếng đồng hồ. Điều này sẽ khiến thức ăn của bé nguội, tanh, không giữ được vị ngon vốn có; bé sẽ càng cảm thấy ngấy và chán ăn hơn. Lâu dần, bé cảm thấy ăn uống là một “cực hình”. Ảnh: Giadinh.
Nêm nhiều gia vị vào cháo. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nhiều muối bởi lúc này thận của con còn non nớt, việc ăn muối sẽ khiến dễ dẫn tới các bệnh như huyết áp, đau tim và khiến các ciw ian trong cơ thể bé yếu đi. Ảnh: Bibomart.
Chiều con theo sở thích. Chắc chắn trẻ nào cũng có một sở thích riêng, bé thích ăn thịt bé lại ưa ăn rau. Nếu như mẹ chỉ cho bé ăn một món ngày qua ngày có thể gây hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể và khiến sự phát triển của bé cũng không đồng đều. Ảnh: Congai9.
Ăn cháo xay trong thời gian dài. Nhiều mẹ đã xay nhuyễn tất cả các đồ ăn cho con dù đã qua giai đoạn ăn dặm ban đầu. Vô tình mẹ làm cho phản xạ nhai của con mất dần khiến dịch vị không được tiết ra nên vị giác của bé sẽ kém đi. Lâu dần dẫn đến bệnh biếng ăn. Ảnh: Nuoidayconthongminh.