Thịt lợn là một trong những loại thịt chính trên toàn thế giới, ngoài thịt, mỡ, đông đảo người châu Á còn rất thích ăn nội tạng lợn chẳng hạn như lòng lợn, dạ dày lợn.Dạ dày lợn vừa dai vừa ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu canxi, kali, natri, vitamin lại chế được nhiều món khác nhau, vừa phong phú vừa linh hoạt.Nhiều người thừa nhận, nó thậm chí thích ăn lòng lợn, dạ dày lợn hơn cả thịt lợn. Tuy vậy, dạ dày lợn có mùi đặc trưng, nếu làm không sạch sẽ, không đúng cách sẽ có mùi khó ngửi, ăn không ngon và cũng không thể ăn được.Vậy phải làm sạch dạ dày lợn theo cách nào? Nhiều người thường nhặt sạch mỡ thừa, cạo bỏ chất bẩn trong dạ dày lợn sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có người cẩn thận hơn còn dùng dấm, dùng muối để làm sạch dạ dày lợn tuy nhiên chỉ thế thôi vẫn chưa đủ.Để làm sạch dạ dày lợn, đầu tiên đúng là phải cạo bỏ mỡ thừa và chất bẩn còn đọng lại. Tiếp đó, các đầu bếp chuyên nghiệp bóp dạ dày lợn cùng bột mỳ và dầu hạt tiêu.Cụ thể, đầu tiên bỏ bột mì vào dạ dày lợn rồi bóp đều, được vài phút thì đổ thêm chút dầu hạt tiêu vào và bóp tiếp. Như vậy dạ dày vừa nhanh vừa sạch lại hết mùi hôi.Nhiều người không hiểu tại sao lại dùng bột mì và dầu hạt tiêu. Rất đơn giản, bột mì có tính hấp phụ mạnh, có thể hút sạch cặn bã bám trên dạ dày lợn. Dầu hạt tiêu giúp khử mùi tanh cực nhanh.Sự kết hợp của bột mì và dầu hạt tiêu sẽ giúp dạ dày lợn hay cả lòng lợn được rửa sạch sẽ, không còn mùi hôi, chất cặn.Sau khi bóp đủ khoảng 5 phút, cuối cùng hãy rửa lại bằng nước sạch để dạ dày không còn nhớt, lúc này bạn đã thoải mái chế biến dạ dày lợn thành cách món ngon.Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, thêm hơi thở (bổ khí) chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng như nung nấu, kết hòn trong bụng, trệ tích trong dạ dày, trẻ em cam tích da mặt vàng, đi ỉa, đi lỵ.Nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy, dạ dày lợn giàu dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như protit, lipit, gluxit, vitamin A, B1, B2 và một số men pepsin, gastrin và gastric mucoitin rất cần cho tiêu hóa.Nếu biết cách làm sạch và chế biến thì dạ dày lợn sẽ là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Vậy hãy ghi nhớ cách làm sạch dạ dày lợn này và chia sẻ thêm những cách khác mà bạn biết có hiệu quả hơn nhé.Mời quý độc giả xem video: Khám phá những món cơm ngon nhất Việt Nam nhìn mà phát thèm. Nguồn: Yan news
Thịt lợn là một trong những loại thịt chính trên toàn thế giới, ngoài thịt, mỡ, đông đảo người châu Á còn rất thích ăn nội tạng lợn chẳng hạn như lòng lợn, dạ dày lợn.
Dạ dày lợn vừa dai vừa ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu canxi, kali, natri, vitamin lại chế được nhiều món khác nhau, vừa phong phú vừa linh hoạt.
Nhiều người thừa nhận, nó thậm chí thích ăn lòng lợn, dạ dày lợn hơn cả thịt lợn. Tuy vậy, dạ dày lợn có mùi đặc trưng, nếu làm không sạch sẽ, không đúng cách sẽ có mùi khó ngửi, ăn không ngon và cũng không thể ăn được.
Vậy phải làm sạch dạ dày lợn theo cách nào? Nhiều người thường nhặt sạch mỡ thừa, cạo bỏ chất bẩn trong dạ dày lợn sau đó rửa lại bằng nước sạch. Có người cẩn thận hơn còn dùng dấm, dùng muối để làm sạch dạ dày lợn tuy nhiên chỉ thế thôi vẫn chưa đủ.
Để làm sạch dạ dày lợn, đầu tiên đúng là phải cạo bỏ mỡ thừa và chất bẩn còn đọng lại. Tiếp đó, các đầu bếp chuyên nghiệp bóp dạ dày lợn cùng bột mỳ và dầu hạt tiêu.
Cụ thể, đầu tiên bỏ bột mì vào dạ dày lợn rồi bóp đều, được vài phút thì đổ thêm chút dầu hạt tiêu vào và bóp tiếp. Như vậy dạ dày vừa nhanh vừa sạch lại hết mùi hôi.
Nhiều người không hiểu tại sao lại dùng bột mì và dầu hạt tiêu. Rất đơn giản, bột mì có tính hấp phụ mạnh, có thể hút sạch cặn bã bám trên dạ dày lợn. Dầu hạt tiêu giúp khử mùi tanh cực nhanh.
Sự kết hợp của bột mì và dầu hạt tiêu sẽ giúp dạ dày lợn hay cả lòng lợn được rửa sạch sẽ, không còn mùi hôi, chất cặn.
Sau khi bóp đủ khoảng 5 phút, cuối cùng hãy rửa lại bằng nước sạch để dạ dày không còn nhớt, lúc này bạn đã thoải mái chế biến dạ dày lợn thành cách món ngon.
Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, thêm hơi thở (bổ khí) chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng như nung nấu, kết hòn trong bụng, trệ tích trong dạ dày, trẻ em cam tích da mặt vàng, đi ỉa, đi lỵ.
Nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy, dạ dày lợn giàu dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như protit, lipit, gluxit, vitamin A, B1, B2 và một số men pepsin, gastrin và gastric mucoitin rất cần cho tiêu hóa.
Nếu biết cách làm sạch và chế biến thì dạ dày lợn sẽ là món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Vậy hãy ghi nhớ cách làm sạch dạ dày lợn này và chia sẻ thêm những cách khác mà bạn biết có hiệu quả hơn nhé.