Trong y học cổ truyền, rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, làm mát máu, sát trùng, trị nhiệt lỵ, huyết nhiệt sinh mụn nhọt... Rau dền đỏ có thể luộc, xào hoặc nấu canh ăn rất ngon và ngọt.
Rau dền là loại rau mùa hè, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Rau dền có nhiều loại như: dền cơm, gai, trắng,… Loại lá lớn có màu đỏ tía là dền đỏ, có đặc điểm là thân mọng nước, nấu chóng nhừ, nấu canh thì ngon hơn. Rau dền đỏ chứa nhiều protid, glucid, nhiều vitamin và chất khoáng. Hàm lượng chất sắt trong rau dền nhiều hơn so với bó xôi, hàm lượng canxi gấp 3 lần.
Khác với rau dền gai, dền cơm, rau dền đỏ có lá nhỏ chừng hai ngón tay chụm lại, thân và lá đều có màu đỏ tía, khi nấu chín nước nấu có màu đỏ tươi rất đẹp mắt.
Rau dền có công dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng bạn cần thận trọng khi ăn nếu không muốn bị độc tố.
Những tác dụng phụ không mong muốn khi ăn rau dền
Rối loạn dạ dày
Hàm lượng chất xơ trong rau dền, khi ăn quá nhiều, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ dày và thậm chí táo bón. Trong khi kết hợp rau dền vào chế độ ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thực hiện từ từ vì việc bổ sung đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Nó thậm chí có thể gây tiêu chảy trong một số trường hợp.
Sỏi thận
Lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe thận. Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.
Bệnh gút
Hàm lượng purin cao trong rau dền có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, có thể gây viêm, sưng và đau khớp. Nếu bạn đã bị viêm khớp do gút, thì bạn nên hạn chế ăn rau dền.
Dị ứng
Hàm lượng histamin trong rau dền có thể gây dị ứng nhẹ. Mặc dù rất hiếm, dị ứng qua trung gian immunoglobulin E (IgE) với rau dền đã được thấy ở một số trường hợp.
Răng thô ráp
Ăn quá nhiều rau dền có thể khiến răng bạn mất đi sự bóng sáng trên bề mặt của nó. Axit oxalic có trong lá rau dền hình thành những tinh thể nhỏ không tan trong nước. Đó là những tinh thể có thể khiến răng trở nên thô ráp hoặc sần sùi. Sự thô ráp này là không vĩnh viễn và sẽ hết sau vài giờ hoặc sau khi đánh răng.
Những thực phẩm đại kỵ với rau dền
Tránh ăn rau dền với quả lê
Các chuyên gia cảnh báo, nếu ăn rau dền cùng với quả lê dễ gây nôn. Ngoài ra, mọi người không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp có thể gây sốt.
Không ăn rau dền với thịt ba ba
Theo Đông y, việc kết hợp hai thực phẩm này với nhau có thể gây độc vô cùng nguy hiểm. Để giải độc, mọi người cần uống nước rau muống giã hoặc ăn rau muống sống để giải độc.
Những người không nên ăn rau dền
Người có cơ thể tính hàn, phụ nữ có thai hư hàn
Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn.
Người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận
Rau dền chứa nhiều acid oxalic ảnh hưởng nhiều trên sự ức chế hấp thu canxi và kẽm. Đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalate nên cần tránh cho các bệnh nhân đang bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.
Người bị tiêu chảy không nên ăn
Rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu chảy mạn tính, lạnh bụng… Các chuyên gia cũng cảnh báo mối nguy hiểm khó lường khi ăn thực phẩm đại kị này.
Lưu ý khi ăn rau dền
Tuyệt đối không được ăn quá nhiều rau dền mỗi bữa
"Mặc dù đây là loại rau có nhiều công dụng chữa bệnh, không có độc nhưng không phải ai ăn càng nhiều thì càng tốt. Nguyên nhân là rau dền có tính hàn, thanh nhiệt, người đang bị tiêu chảy tốt nhất không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh cũng được khuyến cáo không nên ăn rau dền để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Không ăn rau dền được hâm nóng nhiều lần
Rau dền thuộc nhóm rau ăn, nếu ăn không hết cũng đừng tiếc mà để qua đêm hay hâm nóng lại nhiều lần để ăn.
Các loại canh rau để qua đêm sẽ sản sinh hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn bị phân hủy, lượng nitrat sẽ tạo thành nitrite – chất gây ung thư.
Khi nitrite được đưa vào dạ dày qua ăn uống sẽ hình thành N-nitroso, có thể gây nên những căn bệnh ung thư đáng sợ như ung thư thực quản, dạ dày cũng như các bệnh ở đường tiêu hóa.