Trước khi rụng răng như bà lão, Nicole Kowalski (28 tuổi) từng chịu sự hành hạ bởi những cơn đau quanh hàm suốt thời gian dài. Ban đầu, Nicole chỉ dùng thuốc để đối phó như những cơn đau răng thông thường nhiều tháng.Kể về bệnh tình khi đó, Nicole cho biết khối u gây đau đớn đến mức cô không thể ngủ. Mệt mỏi, đau đớn khủng khiếp. Cảm giác kiệt quệ khiến Nicole cảm giác sống không bằng chết.Mất ngủ kéo dài, tháng 1 năm 2018 Nicole tới gặp nha sĩ. Lúc này, phim chụp X - quang cho thấy hàm trên của một vài vùng xương trong đã mất. Nhận thấy tình hình trở nên nghiêm trọng, vị nha sĩ tiến hành nhổ một chiếc răng của Nicole để thực hiện sinh thiết.“Kết quả sinh thiết cho thấy, tôi có một khối u ở hàm trên. Để đảm bảo sức khỏe, tôi cần được loại bỏ nó”. Theo y lệnh bác sĩ, cuộc phẫu thuật kéo dài hai giờ được thực hiện sau đó để loại bỏ khối u. Trong cuộc phẫu thuật này, Nicole phải nhổ bỏ 4 chiếc răng.Ngắm diện mạo của mình trong gương, Nicole từng cảm thấy cô đơn vô cùng. Dù ung thư từng “ghé thăm” ông bà và hai người dì của Nicole song khi được chẩn đoán mắc bệnh, cô không khỏi cảm thấy sốc, tuyệt vọng.Ngoài loại bỏ khối u xương hàm, Nicole còn thực hiện xạ trị trong vòng 30 ngày. Thời gian này thực sự là thử thách với cô gái trẻ. Bất chấp sự nỗ lực của cô gái trẻ, cơn đau vẫn tiếp diễn và bác sĩ nhận thấy sự thay đổi vị trí răng của cô.Tháng 12 năm 2019, kết quả chụp PET/CT cho thấy ung thư quay trở lại và xương hàm của Nicole đang “chết dần”. Nicole tiếp tục tiến hành phẫu thuật loại bỏ vòm miệng cứng, mềm và 7 chiếc răng khác – bao gồm cả răng cửa. Cô cũng thực hiện xạ trị thêm 30 ngày để tiêu diệt tế bào ung thư tái phát.Bệnh tật không đánh gục cô gái trẻ song mối tình suốt 10 năm kết thúc đột ngột khiến Nicole tuyệt vọng, cảm như sống không bằng chết. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của Nicole và ê kíp, hiện bệnh tình của cô tiến triển rõ rệt. Cơn đau nhức vẫn còn song không dữ dội như trước.Đáng nói, tác dụng phụ lần xạ trị thứ hai khiến Nicole mắc chứng trismus - triệu chứng gây mỏi hàm, nói khó, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng tăng dần và liên tục. Khi dùng đè lưỡi ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn.Trismus thậm chí khiến cô gái 28 tuổi không thể mở rộng khoang miệng dù chỉ 1cm. Điều này khiến Nicole vô cùng khổ sở trong việc ăn uống, giao tiếp. Để đưa thức ăn vào miệng, Nicole phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ 4 -5 lần mỗi ngày. Cô cũng theo khóa trị liệu ngôn ngữ hai lần một tuần.Điều trị đúng hướng, Nicole bắt đầu hồi phục dần. Cô cũng tìm được tình yêu sau chuỗi ngày đen tối. Bạn trai mới Eric của cô vừa nhận bằng cử nhân và đang có kế hoạch theo đuổi chương trình thạc sĩ.Trải qua thời gian khó khăn nhất cuộc đời, Nicole cho biết: "Căn bệnh thay đổi mọi thứ trong cuộc sống và cách tôi nhìn thế giới. Tôi thêm quyết tâm giúp đỡ những người bệnh tật, cô đơn - họ xứng đáng được yêu thương, hỗ trợ trong cuộc sống.Nếu đối diện với khó khăn, bạn có thể đau buồn, khóc thét hay làm bất kỳ điều gì. Sau đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh để biết phải làm gì, khắc phục chúng ra sao. Quan trọng nhất, hãy biết lắng nghe và giữ tinh thần thật lạc quan".Mời độc giả theo dõi video: Sản phụ ung thư mổ ngồi để cứu con
Trước khi rụng răng như bà lão, Nicole Kowalski (28 tuổi) từng chịu sự hành hạ bởi những cơn đau quanh hàm suốt thời gian dài. Ban đầu, Nicole chỉ dùng thuốc để đối phó như những cơn đau răng thông thường nhiều tháng.
Kể về bệnh tình khi đó, Nicole cho biết khối u gây đau đớn đến mức cô không thể ngủ. Mệt mỏi, đau đớn khủng khiếp. Cảm giác kiệt quệ khiến Nicole cảm giác sống không bằng chết.
Mất ngủ kéo dài, tháng 1 năm 2018 Nicole tới gặp nha sĩ. Lúc này, phim chụp X - quang cho thấy hàm trên của một vài vùng xương trong đã mất. Nhận thấy tình hình trở nên nghiêm trọng, vị nha sĩ tiến hành nhổ một chiếc răng của Nicole để thực hiện sinh thiết.
“Kết quả sinh thiết cho thấy, tôi có một khối u ở hàm trên. Để đảm bảo sức khỏe, tôi cần được loại bỏ nó”. Theo y lệnh bác sĩ, cuộc phẫu thuật kéo dài hai giờ được thực hiện sau đó để loại bỏ khối u. Trong cuộc phẫu thuật này, Nicole phải nhổ bỏ 4 chiếc răng.
Ngắm diện mạo của mình trong gương, Nicole từng cảm thấy cô đơn vô cùng. Dù ung thư từng “ghé thăm” ông bà và hai người dì của Nicole song khi được chẩn đoán mắc bệnh, cô không khỏi cảm thấy sốc, tuyệt vọng.
Ngoài loại bỏ khối u xương hàm, Nicole còn thực hiện xạ trị trong vòng 30 ngày. Thời gian này thực sự là thử thách với cô gái trẻ. Bất chấp sự nỗ lực của cô gái trẻ, cơn đau vẫn tiếp diễn và bác sĩ nhận thấy sự thay đổi vị trí răng của cô.
Tháng 12 năm 2019, kết quả chụp PET/CT cho thấy ung thư quay trở lại và xương hàm của Nicole đang “chết dần”. Nicole tiếp tục tiến hành phẫu thuật loại bỏ vòm miệng cứng, mềm và 7 chiếc răng khác – bao gồm cả răng cửa. Cô cũng thực hiện xạ trị thêm 30 ngày để tiêu diệt tế bào ung thư tái phát.
Bệnh tật không đánh gục cô gái trẻ song mối tình suốt 10 năm kết thúc đột ngột khiến Nicole tuyệt vọng, cảm như sống không bằng chết. Nhờ sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của Nicole và ê kíp, hiện bệnh tình của cô tiến triển rõ rệt. Cơn đau nhức vẫn còn song không dữ dội như trước.
Đáng nói, tác dụng phụ lần xạ trị thứ hai khiến Nicole mắc chứng trismus - triệu chứng gây mỏi hàm, nói khó, nuốt vướng, khó nhai, khó há miệng tăng dần và liên tục. Khi dùng đè lưỡi ấn hàm xuống thì hàm càng cắn chặt hơn.
Trismus thậm chí khiến cô gái 28 tuổi không thể mở rộng khoang miệng dù chỉ 1cm. Điều này khiến Nicole vô cùng khổ sở trong việc ăn uống, giao tiếp. Để đưa thức ăn vào miệng, Nicole phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ 4 -5 lần mỗi ngày. Cô cũng theo khóa trị liệu ngôn ngữ hai lần một tuần.
Điều trị đúng hướng, Nicole bắt đầu hồi phục dần. Cô cũng tìm được tình yêu sau chuỗi ngày đen tối. Bạn trai mới Eric của cô vừa nhận bằng cử nhân và đang có kế hoạch theo đuổi chương trình thạc sĩ.
Trải qua thời gian khó khăn nhất cuộc đời, Nicole cho biết: "Căn bệnh thay đổi mọi thứ trong cuộc sống và cách tôi nhìn thế giới. Tôi thêm quyết tâm giúp đỡ những người bệnh tật, cô đơn - họ xứng đáng được yêu thương, hỗ trợ trong cuộc sống.
Nếu đối diện với khó khăn, bạn có thể đau buồn, khóc thét hay làm bất kỳ điều gì. Sau đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh để biết phải làm gì, khắc phục chúng ra sao. Quan trọng nhất, hãy biết lắng nghe và giữ tinh thần thật lạc quan".
Mời độc giả theo dõi video: Sản phụ ung thư mổ ngồi để cứu con