Khi đang mơ thì cơ thể bị liệt: Mặc dù vẫn có thể cử động được chân tay ở giai đoạn đầu của giấc ngủ nhưng khi vào giai đoạn mắt chuyển động nhanh (REM) – chỉ giai đoạn này mới có thể nằm mơ được - thì tứ chi không cử động được nữa. Nguyên nhân là do các xung thần kinh tạm thời không để truyền đến được các cơ. Tuy nhiên, nếu không bị “liệt” trong khi nằm mơ thì bạn sẽ rất dễ mơ cái gì thì hành động chân tay cái đó. Bạn cao hơn sau khi ngủ dậy: Sự thật về giấc ngủ này đúng với tất cả mọi người. Khi nằm ngang trong một khoảng thời gian, bộ xương, sụn và cơ đều được giãn ra khoảng vài milimet. Vì vậy, trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy bạn sẽ thấy mình cao hơn một chút. Trẻ em tăng trưởng chiều cao nhiều nhất trong giấc ngủ sâu vì đây là khoảng thời gian hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất. Tế bào mỡ cũng cần phải ngủ: Người ta chỉ thường nghĩ rằng chỉ có não mới cần "nhắm mắt" để duy trì bộ nhớ. Nghiên cứu gần đây cho thấy mọi tế bào trong cơ thể đều cần ngủ - khoảng thời gian sự trao đổi chất bị chậm lại – kể cả tế bào mỡ. Các nhà khoa học phát hiện ra nếu không được nghỉ ngơi thì tế bào mỡ sẽ mất 30% khả năng đáp ứng với insulin – hormone kiểm soát năng lượng. Điều này có thể dẫn tới tiểu đường hoặc các rối loạn trao đổi chất khác. Rượu là kẻ thù của giấc ngủ ngon: Mặc dù rượu có thể khiến bạn đi vào giấc ngủ rất nhanh nhưng bạn sẽ không có được một giấc ngủ ngon. Rượu được trao đổi chất rất nhanh trong cơ thể, vì vậy hiệu quả làm dịu bị mất đi rất nhanh – thường là khoảng 2h sáng – sau đó bạn sẽ tỉnh giấc và cảm thấy rất khó chịu. Nghiên cứu cũng cho thấy rượu làm tăng thời lượng ngủ sâu nhưng làm giảm thời lượng REM, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kỹ năng lái xe và trí nhớ. Thời gian làm việc ảnh hưởng đến giấc ngủ: 60-80% công nhân làm ca thường xuyên ngủ không ngon và một trong số nguyên nhân là do cơ thể con người không được cấu tạo để có thể tỉnh táo vào buổi tối. Thường thì cơ thể sẽ không tự điều chỉnh theo thời gian làm ca đêm. Hoặc nếu làm ca đêm kéo dài thì đồng hồ sinh học cũng tự điều chỉnh theo một chút nhưng rồi lại quay lại như cũ vào những ngày nghỉ. Ngủ quá ít có liên quan đến ung thư: Ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như béo phì, căng thẳng quá mức và tiểu đường thì nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ngủ quá ít bị tăng lên tới 60% vì cơ thể không sản sinh đủ melatonin. Ngủ quá nhiều làm giảm tuổi thọ: Những người ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều có nguy cơ chết sớm hơn những người chỉ ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày nhưng người ngủ nhiều có nguy cơ chết sớm cao nhất. Chứng mất ngủ sau sinh: Hầu hết những người mới sinh con xong đều bị gián đoạn giấc ngủ. Nhưng một vài người bị mắc chứng mất ngủ sau sinh khiến họ không thể ngủ lại sau khi cho con ăn đêm, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh hoặc thành thói quen. Theo một nghiên cứu thì khoảng ¼ số trẻ em dưới 18 tuổi buồn ngủ khi xem TV, ipad…Chứng ngủ vặt này cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đang trở thành một xu hướng xấu đáng lo. (nguồn ảnh: Dailymail)
Khi đang mơ thì cơ thể bị liệt: Mặc dù vẫn có thể cử động được chân tay ở giai đoạn đầu của giấc ngủ nhưng khi vào giai đoạn mắt chuyển động nhanh (REM) – chỉ giai đoạn này mới có thể nằm mơ được - thì tứ chi không cử động được nữa. Nguyên nhân là do các xung thần kinh tạm thời không để truyền đến được các cơ. Tuy nhiên, nếu không bị “liệt” trong khi nằm mơ thì bạn sẽ rất dễ mơ cái gì thì hành động chân tay cái đó.
Bạn cao hơn sau khi ngủ dậy: Sự thật về giấc ngủ này đúng với tất cả mọi người. Khi nằm ngang trong một khoảng thời gian, bộ xương, sụn và cơ đều được giãn ra khoảng vài milimet. Vì vậy, trong giờ đầu tiên sau khi thức dậy bạn sẽ thấy mình cao hơn một chút. Trẻ em tăng trưởng chiều cao nhiều nhất trong giấc ngủ sâu vì đây là khoảng thời gian hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất.
Tế bào mỡ cũng cần phải ngủ: Người ta chỉ thường nghĩ rằng chỉ có não mới cần "nhắm mắt" để duy trì bộ nhớ. Nghiên cứu gần đây cho thấy mọi tế bào trong cơ thể đều cần ngủ - khoảng thời gian sự trao đổi chất bị chậm lại – kể cả tế bào mỡ. Các nhà khoa học phát hiện ra nếu không được nghỉ ngơi thì tế bào mỡ sẽ mất 30% khả năng đáp ứng với insulin – hormone kiểm soát năng lượng. Điều này có thể dẫn tới tiểu đường hoặc các rối loạn trao đổi chất khác.
Rượu là kẻ thù của giấc ngủ ngon: Mặc dù rượu có thể khiến bạn đi vào giấc ngủ rất nhanh nhưng bạn sẽ không có được một giấc ngủ ngon. Rượu được trao đổi chất rất nhanh trong cơ thể, vì vậy hiệu quả làm dịu bị mất đi rất nhanh – thường là khoảng 2h sáng – sau đó bạn sẽ tỉnh giấc và cảm thấy rất khó chịu. Nghiên cứu cũng cho thấy rượu làm tăng thời lượng ngủ sâu nhưng làm giảm thời lượng REM, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kỹ năng lái xe và trí nhớ.
Thời gian làm việc ảnh hưởng đến giấc ngủ: 60-80% công nhân làm ca thường xuyên ngủ không ngon và một trong số nguyên nhân là do cơ thể con người không được cấu tạo để có thể tỉnh táo vào buổi tối. Thường thì cơ thể sẽ không tự điều chỉnh theo thời gian làm ca đêm. Hoặc nếu làm ca đêm kéo dài thì đồng hồ sinh học cũng tự điều chỉnh theo một chút nhưng rồi lại quay lại như cũ vào những ngày nghỉ.
Ngủ quá ít có liên quan đến ung thư: Ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như béo phì, căng thẳng quá mức và tiểu đường thì nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ ngủ quá ít bị tăng lên tới 60% vì cơ thể không sản sinh đủ melatonin.
Ngủ quá nhiều làm giảm tuổi thọ: Những người ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều đều có nguy cơ chết sớm hơn những người chỉ ngủ khoảng 7-8 tiếng/ngày nhưng người ngủ nhiều có nguy cơ chết sớm cao nhất.
Chứng mất ngủ sau sinh: Hầu hết những người mới sinh con xong đều bị gián đoạn giấc ngủ. Nhưng một vài người bị mắc chứng mất ngủ sau sinh khiến họ không thể ngủ lại sau khi cho con ăn đêm, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm sau sinh hoặc thành thói quen.
Theo một nghiên cứu thì khoảng ¼ số trẻ em dưới 18 tuổi buồn ngủ khi xem TV, ipad…Chứng ngủ vặt này cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đang trở thành một xu hướng xấu đáng lo. (nguồn ảnh: Dailymail)