Cảm lạnh là vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến và hầu hết mọi người đã từng đối mặt với chúng ít nhất một lần trong đời. Ngay cả khi bạn sử dụng thuốc, hiệu quả cũng không kéo dài lâu. Một số triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, ho, ngạt mũi thực sự gây cảm giác khó chịu không nhỏ.
Hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu được biết đến với khả năng chống nhiễm virus và vi khuẩn đáng kể. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra, những loại tinh dầu, đặc biệt là tinh dầu hoa oải hương và bạc hà, có thể giúp điều trị cảm lạnh và cúm hiệu quả. Trên thực tế, tinh dầu nói chung đã được dùng từ thời cổ đại vì lợi ích chữa bệnh tuyệt vời.
Dưới đây là một số loại tinh dầu bạn có thể sử dụng để phòng chống cảm lạnh:
Tinh dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có tác dụng thúc đẩy hệ miễn dịch và kháng khuẩn. Hiệu quả này bắt nguồn từ thành phần chính của dầu mang tên 1,8-cineole. Do sở hữu đặc tính kháng virus, kháng nấm, chúng được coi là loại thuốc chống cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp tuyệt vời.
Ngoài ra, nhờ tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, tinh dầu khuynh diệp cũng đã được sử dụng để trị virus cúm.
Tinh dầu bạc hà
|
Uống trà bạc hà cũng là một cách để điều trị ngạt mũi, sổ mũi và hắt hơi. |
Các nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí của Trường đại học Chiết Giang, Trung Quốc cho thấy, hỗn hợp tinh dầu khuynh diệp và bạc hà làm giảm bớt các triệu chứng xoang. Uống trà bạc hà cũng là một cách để điều trị ngạt mũi, sổ mũi và hắt hơi. Ngoài khả năng ngăn ngừa cảm lạnh và cúm, tinh dầu bạc hà còn thúc đẩy năng lượng trong cơ thể.
Tinh dầu trầm hương
Các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm đáng kinh ngạc của tinh dầu này có thể giúp bảo vệ bạn khỏi cảm lạnh và cảm cúm. Nó có khả năng điều trị ho dai dẳng và các vấn đề hô hấp khác.
Ragley Samuels, bác sĩ kiêm trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Y học nhiệt đới London (Anh) giải thích, dầu trầm hương chống viêm bằng cách ức chế sản xuất các cytokine trong cơ thể.
Tinh dầu kinh giới
Tinh dầu kinh giới sở hữu đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên có hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Nhìn chung, các loại tinh dầu được chiết xuất từ lá kinh giới đã được chứng minh có đặc tính chống lại những mầm bệnh như Pseudomonas aeruginosa gây nhiễm trùng đường thở.
Tinh dầu kinh giới cũng có thể dùng nhằm ức chế một số vi khuẩn gây bệnh dẫn đến bệnh về đường hô hấp.
Tinh dầu quế
|
Hỗn hợp nhiều loại tinh dầu, trong đó bao gồm cả quế, có thể làm giảm sự xâm nhập của virus tới 90%. |
Theo một nghiên cứu vào năm 2010, hỗn hợp nhiều loại tinh dầu, trong đó bao gồm cả quế, có thể làm giảm sự xâm nhập của virus tới 90%. Điều này có thể do quế là một loại cây có đặc tính nóng và làm dịu mạnh mẽ. Ngay cả khi được sử dụng làm thức uống, trà quế cũng giúp làm ấm cơ thể.
Tinh dầu tràm trà
Từ lâu, hít lá tràm trà đã qua nghiền nát được coi như một phương pháp để điều trị ho và cảm lạnh dân gian. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tinh dầu cây tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ.
Sản phẩm này cũng có tác dụng chống virus tự do, virus tổn tại trong cơ thể trước khi lây nhiễm và gây bệnh.
Tinh dầu chanh
Tinh dầu chanh sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh và có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm thông thường. Chúng cũng là một loại thuốc hữu ích giúp giảm căng thẳng liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng của cảm lạnh.
Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu oải hương là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Tinh dầu này có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, quét sạch các gốc tự do gây bệnh. Những gốc tự do là nguyên nhân làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Do đó, nói cách khác, tinh dầu oải hương giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại cảm lạnh và cúm.
Tinh dầu cỏ xạ hương
Dầu cỏ xạ hương được dùng như một chất kích thích và khá hữu ích trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, hen suyễn và viêm phế quản. Chúng cũng sở hữu đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ.
Nhìn chung, bạn có thể sử dụng những loại tinh dầu trên để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Nếu có điều kiện, hãy dùng chúng kèm với thuốc để đạt được kết quả nhanh hơn.