Nếu như được ngắm nhìn Tây Hồ ở Hàng Châu và những sườn đồi tươi tốt xung quanh, người ta sẽ hiểu ngay lý do tại sao thành phố này trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ, nhà thơ và nhà triết học xuyên suốt lịch sử Trung Quốc. Trên những ngọn đồi đó, những ngôi chùa, ngôi đền và những vườn cây mọc lên lấm tấm.Một trong những con đường nổi tiếng quanh hồ là Beishan, nơi có thể trông ra mặt hồ đầy hoa và lá sen phủ miên man đến tận chân trời. Ở phía bên kia đường Beishan là những dinh thự cổ kính.Văn hóa đi xe đạp đang phát triển mạnh ở thành phố đăng cai Hội nghị G20 năm nay trong bối cảnh người người nhà nhà ở Trung Quốc đổi xe 2 bánh sang 4 bánh. Hàng Châu là thành phố đầu tiên có hệ thống xe đạp công cộng ở Trung Quốc vào năm 2008 với nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông. Cũng kể từ đó, thành phố này phát triển hệ thống xe đạp công cộng lớn và tốt nhất thế giới.Người dân thành phố Trung Quốc có cơ hội tiếp cận với hơn 84.000 chiếc xe đạp phân bố ở 3.300 điểm khác nhau. Những chiếc xe đạp này đã phục vụ hơn 600 triệu chuyến đi trong 7 năm qua. Khách hàng cần xuất trình giấy tờ tùy thân và một khoản tiền đặt cọc khoảng 300 nhân dân tệ (hơn 44 USD) rồi trả tiền theo giờ cho một lần dùng xe.Hàng Châu là nơi phát triển loại trà xanh tốt và đắt tiền nhất của Trung Quốc. Đó là trà Long Tỉnh. Vào mỗi mùa xuân, trước dịp lễ Thanh Minh truyền thống, những người yêu thích trà từ khắp đất nước đến với Long Tỉnh, một ngôi làng phía nam của Tây Hồ để hái những búp trà ngon đầu tiên. Đến mùa trà vào cuối tháng 3 và tháng 4, người ta hái và nướng lá trà tạo ra một mùi hương lan tỏa. Một trong những địa điểm mang lại trải nghiệm về văn hóa trà chính là khu vực Vườn Cung đình Long Tỉnh. Bảo tàng trà quốc gia ở Hàng Châu là địa điểm duy nhất ở Trung Quốc trưng bày lịch sử, các kỹ thuật pha trà và tổ chức nhiều buổi tiệc trà.Không giống như các món ăn ở miền bắc Trung Quốc, vốn chú trọng nước sốt và gia vị, ẩm thực Hàng Châu thanh đạm hơn với việc tập trung mang lại hương vị món ăn từ nguyên liệu tươi. Tôm Long Tỉnh là một trong những món ăn nổi tiếng, được kết hợp cùng với lá trà xanh.Hàng Châu là thành phố của lụa. Các sản phẩm lụa tinh tế được bày bán ở thị trường nội địa và nước ngoài. Trong đó, khăn quàng cổ là món quà lưu niệm bằng lụa nổi tiếng nhất, làm nổi bật các kỹ thuật nhuộm phát triển. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất lụa Hàng Châu chính là Wensli. Công ty này đã thuê cựu giám đốc điều hành Hermes (hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp) về làm việc. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và nước ngoài từng mặc sản phẩm của công ty nổi tiếng này.Người ta nói rằng trà, lụa và quạt cầm tay là ba món quà tuyệt vời của Hàng Châu. Quạt ở Hàng Châu thường được làm từ gỗ đàn hương, đa phần đều có màu đen. Quạt thủ công bằng giấy đã từng được dùng để dâng cống triều đình.Để làm ra chiếc quạt thủ công hoàn chỉnh, người thợ Hàng Châu cần trải qua 80 công đoạn khác nhau.Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại quê hương của người sáng lập Jack Ma. Alibaba đã thay đổi bộ mặt của Hàng Châu, thành phố trước đó chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa. Với ảnh hưởng của Alibaba, Hàng Châu đã biến thành một đô thị công nghệ cao, thậm chí người ta còn gọi nó là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc. Alipay, ứng dụng thanh toán di động của Alibaba, đã thay đổi cách thức mua sắm của người Trung Quốc. Giờ đây, người dân có thể thanh toán các hóa đơn mua hàng một cách dễ dàng thông qua điện thoại thông minh. Ứng dụng còn hữu ích đối với những nhà hàng hay cửa hàng cung cấp rau nhỏ lẻ.Hàng Châu là một trung tâm Phật giáo lớn ở miền nam Trung Quốc đồng thời là điểm đến nổi tiếng của những phật tử hành hương. "Linh Ấn tự" ở Hàng Châu là một trong những tu viện Phật giáo lâu đời nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc.
Nếu như được ngắm nhìn Tây Hồ ở Hàng Châu và những sườn đồi tươi tốt xung quanh, người ta sẽ hiểu ngay lý do tại sao thành phố này trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ, nhà thơ và nhà triết học xuyên suốt lịch sử Trung Quốc. Trên những ngọn đồi đó, những ngôi chùa, ngôi đền và những vườn cây mọc lên lấm tấm.
Một trong những con đường nổi tiếng quanh hồ là Beishan, nơi có thể trông ra mặt hồ đầy hoa và lá sen phủ miên man đến tận chân trời. Ở phía bên kia đường Beishan là những dinh thự cổ kính.
Văn hóa đi xe đạp đang phát triển mạnh ở thành phố đăng cai Hội nghị G20 năm nay trong bối cảnh người người nhà nhà ở Trung Quốc đổi xe 2 bánh sang 4 bánh. Hàng Châu là thành phố đầu tiên có hệ thống xe đạp công cộng ở Trung Quốc vào năm 2008 với nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông. Cũng kể từ đó, thành phố này phát triển hệ thống xe đạp công cộng lớn và tốt nhất thế giới.
Người dân thành phố Trung Quốc có cơ hội tiếp cận với hơn 84.000 chiếc xe đạp phân bố ở 3.300 điểm khác nhau. Những chiếc xe đạp này đã phục vụ hơn 600 triệu chuyến đi trong 7 năm qua. Khách hàng cần xuất trình giấy tờ tùy thân và một khoản tiền đặt cọc khoảng 300 nhân dân tệ (hơn 44 USD) rồi trả tiền theo giờ cho một lần dùng xe.
Hàng Châu là nơi phát triển loại trà xanh tốt và đắt tiền nhất của Trung Quốc. Đó là trà Long Tỉnh. Vào mỗi mùa xuân, trước dịp lễ Thanh Minh truyền thống, những người yêu thích trà từ khắp đất nước đến với Long Tỉnh, một ngôi làng phía nam của Tây Hồ để hái những búp trà ngon đầu tiên. Đến mùa trà vào cuối tháng 3 và tháng 4, người ta hái và nướng lá trà tạo ra một mùi hương lan tỏa. Một trong những địa điểm mang lại trải nghiệm về văn hóa trà chính là khu vực Vườn Cung đình Long Tỉnh. Bảo tàng trà quốc gia ở Hàng Châu là địa điểm duy nhất ở Trung Quốc trưng bày lịch sử, các kỹ thuật pha trà và tổ chức nhiều buổi tiệc trà.
Không giống như các món ăn ở miền bắc Trung Quốc, vốn chú trọng nước sốt và gia vị, ẩm thực Hàng Châu thanh đạm hơn với việc tập trung mang lại hương vị món ăn từ nguyên liệu tươi. Tôm Long Tỉnh là một trong những món ăn nổi tiếng, được kết hợp cùng với lá trà xanh.
Hàng Châu là thành phố của lụa. Các sản phẩm lụa tinh tế được bày bán ở thị trường nội địa và nước ngoài. Trong đó, khăn quàng cổ là món quà lưu niệm bằng lụa nổi tiếng nhất, làm nổi bật các kỹ thuật nhuộm phát triển. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất lụa Hàng Châu chính là Wensli. Công ty này đã thuê cựu giám đốc điều hành Hermes (hãng thời trang cao cấp và lâu đời nhất tại Pháp) về làm việc. Nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và nước ngoài từng mặc sản phẩm của công ty nổi tiếng này.
Người ta nói rằng trà, lụa và quạt cầm tay là ba món quà tuyệt vời của Hàng Châu. Quạt ở Hàng Châu thường được làm từ gỗ đàn hương, đa phần đều có màu đen. Quạt thủ công bằng giấy đã từng được dùng để dâng cống triều đình.
Để làm ra chiếc quạt thủ công hoàn chỉnh, người thợ Hàng Châu cần trải qua 80 công đoạn khác nhau.
Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại quê hương của người sáng lập Jack Ma. Alibaba đã thay đổi bộ mặt của Hàng Châu, thành phố trước đó chỉ được biết đến với cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa. Với ảnh hưởng của Alibaba, Hàng Châu đã biến thành một đô thị công nghệ cao, thậm chí người ta còn gọi nó là "thung lũng Silicon" của Trung Quốc. Alipay, ứng dụng thanh toán di động của Alibaba, đã thay đổi cách thức mua sắm của người Trung Quốc. Giờ đây, người dân có thể thanh toán các hóa đơn mua hàng một cách dễ dàng thông qua điện thoại thông minh. Ứng dụng còn hữu ích đối với những nhà hàng hay cửa hàng cung cấp rau nhỏ lẻ.
Hàng Châu là một trung tâm Phật giáo lớn ở miền nam Trung Quốc đồng thời là điểm đến nổi tiếng của những phật tử hành hương. "Linh Ấn tự" ở Hàng Châu là một trong những tu viện Phật giáo lâu đời nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc.