Tết Nguyên Đán là dịp sum họp, gặp mặt người thân và bạn bè nên khó có thể tránh những buổi tiệc tùng, liên hoan. Trong các món ngon ngày Tết, lẩu thường được chọn bởi hương vị thơm ngon, nóng hổi, đa dạng lựa chọn cho người ăn. Phụ nữ mang thai có thể ăn lẩu dịp Tết song được khuyên không nên ăn nhiều. Nguyên nhân bởi hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột cũng bị giảm ít nhiều nên ăn lẩu có khả năng làm tổn thương dạ dày, đường ruột.Bên cạnh đó, lẩu thường được nhúng chưa chín kỹ nên có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá.Lẩu với đặc trưng cay nóng lại càng không tốt cho bà bầu. Khi đi vào cơ thể, đồ cay nóng làm tăng cảm giác ợ nóng và buồn nôn.Muốn thưởng thức món ngon ngày Tết mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần đảm bảo thực phẩm chín kỹ nhằm loại bỏ trứng ký sinh trùng.Khi vớt, nên đặt riêng từng loại thức ăn thay vì đổ chung vào một đĩa lớn để mọi người tự chọn.Để tránh ăn cay nóng ảnh hưởng đến niêm mạc và thực quản, chị em nên đợi thức ăn nguội bớt rồi mới thưởng thức. Bên cạnh đó, nên hạn chế chấm nhiều tương ớt, muối tiêu hay mù tạt...Thay vì chỉ ăn thịt, mẹ bầu nên tăng cường rau xanh. Đáng lưu ý, dù ngon đến đâu chị em cũng không nên ăn quá no.Việc ăn uống mất kiểm soát sẽ gây áp lực cho dạ dày. Tốt nhất, bạn nên dừng lại khi cảm thấy lửng bụng, đáp ứng 7/10 nhu cầu ăn uống.Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh xa bếp từ khi ăn lẩu. Tiếp xúc với lượng lớn bức xạ từ vật dụng này không hề tốt cho em bé. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Tết Nguyên Đán là dịp sum họp, gặp mặt người thân và bạn bè nên khó có thể tránh những buổi tiệc tùng, liên hoan. Trong các món ngon ngày Tết, lẩu thường được chọn bởi hương vị thơm ngon, nóng hổi, đa dạng lựa chọn cho người ăn.
Phụ nữ mang thai có thể ăn lẩu dịp Tết song được khuyên không nên ăn nhiều. Nguyên nhân bởi hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột cũng bị giảm ít nhiều nên ăn lẩu có khả năng làm tổn thương dạ dày, đường ruột.
Bên cạnh đó, lẩu thường được nhúng chưa chín kỹ nên có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá.
Lẩu với đặc trưng cay nóng lại càng không tốt cho bà bầu. Khi đi vào cơ thể, đồ cay nóng làm tăng cảm giác ợ nóng và buồn nôn.
Muốn thưởng thức món ngon ngày Tết mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần đảm bảo thực phẩm chín kỹ nhằm loại bỏ trứng ký sinh trùng.
Khi vớt, nên đặt riêng từng loại thức ăn thay vì đổ chung vào một đĩa lớn để mọi người tự chọn.
Để tránh ăn cay nóng ảnh hưởng đến niêm mạc và thực quản, chị em nên đợi thức ăn nguội bớt rồi mới thưởng thức. Bên cạnh đó, nên hạn chế chấm nhiều tương ớt, muối tiêu hay mù tạt...
Thay vì chỉ ăn thịt, mẹ bầu nên tăng cường rau xanh. Đáng lưu ý, dù ngon đến đâu chị em cũng không nên ăn quá no.
Việc ăn uống mất kiểm soát sẽ gây áp lực cho dạ dày. Tốt nhất, bạn nên dừng lại khi cảm thấy lửng bụng, đáp ứng 7/10 nhu cầu ăn uống.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên tránh xa bếp từ khi ăn lẩu. Tiếp xúc với lượng lớn bức xạ từ vật dụng này không hề tốt cho em bé. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.